Tin mới nhất

Các chất gây ô nhiễm không khí chính là những chất gì?

Nỗi ám ảnh mang tên ô nhiễm không khí đang phủ bóng đen u ám lên cuộc sống của chúng ta. Từ Hà Nội đến TP.HCM, bầu không khí trong lành dần bị bóp nghẹt bởi các chất gây ô nhiễm không khí cực kỳ nguy hại. Hệ hô hấp, tim mạch của con người, đặc biệt là trẻ em và người già, đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vậy, cụ thể các chất này ảnh hưởng đến con người, hệ sinh thái thực vật và động vật như thế nào?

1. Các chất gây ô nhiễm không khí chính

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng, có 6 chất chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sức khỏe của con người, mà bất cứ ai cũng cần phải quan tâm đến, các chất gây ô nhiễm không khí cụ thể như sau.

Các chất gây ô nhiễm không khí
Các chất gây ô nhiễm không khí
  • Các hạt vật chất lơ lửng – Bụi mịn PM
  • Ozone tầng mặt đất
  • Oxit nitơ – NOx
  • Oxit lưu huỳnh – SOx
  • Cacbon monoxit – CO
  • Chì

1.1. Các hạt vật chất lơ lửng – Bụi mịn PM

Bụi mịn PM, bao gồm các hạt siêu nhỏ có kích thước nhỏ hơn 10 micromet (PM10) và 2.5 micromet (PM2.5), xuất hiện từ quá trình đốt cháy, gia công công nghiệp và sự phân hủy của chất hữu cơ.

Các hạt vật chất lơ lửng - Bụi mịn PM
Các hạt vật chất lơ lửng – Bụi mịn PM

Lơ lửng trong không khí, chúng len lỏi sâu vào phổi và hệ hô hấp, gieo mầm cho các vấn đề sức khỏe như viêm phổi, bệnh tim mạch, và ung thư. 

Nguy hiểm hơn, PM2.5 là một trong những chất gây ô nhiễm không khí có kích thước siêu nhỏ, có thể xâm nhập sâu và tấn công trực tiếp hệ hô hấp của mỗi người.

1.2. Ozone tầng mặt đất

Ozone tầng mặt đất (O3) là thành phần chính của khói mù được hình thành từ phản ứng giữa các chất ô nhiễm, chủ yếu đến từ khí thải phương tiện giao thông và các khu công nghiệp, nhà máy.

Ozone tầng mặt đất
Ozone tầng mặt đất

Ozone tầng mặt đất thực sự là một trong các chất gây ô nhiễm không khí đe dọa âm thầm đến hệ hô hấp. Khi hít phải khí O3, chúng ta sẽ cảm nhận sự kích ứng của nó lên cơ thể một cách rõ rệt, dẫn đến tình trạng viêm phổi và thậm chí là tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

1.3. Oxit nitơ – NOx

Nhắc đến ô nhiễm không khí, Oxit nitơ hay NOx là một trong những “kẻ thù” nguy hiểm nhất. Nhóm khí độc hại này bao gồm nitơ monoxit (NO) và đioxit nitơ (NO2), thường được tạo ra từ quá trình đốt cháy, đặc biệt là từ phương tiện giao thông và các nhà máy công nghiệp.

Oxit nitơ - NOx
Oxit nitơ – NOx

NOx là một trong các chất gây ô nhiễm không khí không chỉ làm gia tăng tình trạng ô nhiễm mà còn dẫn đến sự kích ứng nghiêm trọng cho đường hô hấp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng hô hấp của con người.

1.4. Oxit lưu huỳnh – SOx

Nhắc đến ô nhiễm không khí, chúng ta không thể không nhắc đến Oxit lưu huỳnh hay SOx, một nhóm chất độc hại bao gồm lưu huỳnh dioxide (SO2) và các hợp chất lưu huỳnh khác thường được tạo ra trong quá trình đốt cháy các nhiên liệu vốn quen thuộc trong đời sống con người như than và dầu.

Oxit lưu huỳnh - SOx
Oxit lưu huỳnh – SOx

Nguy hiểm hơn cả, SOx là một trong những tác nhân chính gây ra các bệnh về hệ hô hấp. Khi hít phải khí SO2, chúng ta sẽ cảm nhận rõ rệt sự kích thích của nó, gây viêm phổi hoặc dẫn đến các bệnh hô hấp mãn tính. 

Đặc biệt, những người có tiền sử về bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản càng dễ bị ảnh hưởng bởi các chất gây ô nhiễm không khí như SOx.

1.5. Cacbon monoxit – CO

Cacbon monoxit (CO) là một khí không màu, không mùi, vô cùng nguy hiểm. Nó được tạo ra trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu vận hành máy móc, chẳng hạn như động cơ xe ô tô, lò nấu và lò sưởi.

Cacbon monoxit - CO
Cacbon monoxit – CO

Điều đáng sợ là CO có khả năng gắn chặt vào hồng cầu trong máu, cản trở quá trình vận chuyển oxy đến các tế bào. Hậu quả là cơ thể thiếu oxy, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

1.6. Chì

Chì là một kim loại nặng rất độc hại, được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp, tồn tại trong nhiên liệu động cơ, sơn, và các vật liệu xây dựng. Tiếp xúc với chì, dù ở mức độ thấp, cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

Ô nhiễm chì
Ô nhiễm chì

Cụ thể, chì là các chất gây ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, đặc biệt nguy hiểm cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và nhất là hệ miễn dịch của trẻ em.

2. Một số chất gây ô nhiễm không khí khác

Ngoài các chất gây ô nhiễm không khí chính đã được đề cập, còn nhiều yếu tố khác cũng góp phần làm giảm chất lượng không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Những chất gây ô nhiễm này thường xuất hiện trong không gian sống của chúng ta và có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

2.1. Lông thú cưng

Lông thú cưng là một trong những yếu tố gây ô nhiễm không khí trong các không gian sinh hoạt. Các hạt lông và da chết của thú cưng có thể phát tán vào không khí và gây ra các vấn đề về hô hấp cho người nhạy cảm. Lông thú cưng có thể làm tăng nguy cơ dị ứng và hen suyễn, đặc biệt là đối với trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu.

2.2. Phấn hoa

Phấn hoa là một chất gây ô nhiễm không khí tự nhiên, thường xuất hiện trong không khí trong mùa xuân và hè khi nhiều loài cây đang ra hoa. Các hạt phấn hoa có thể xâm nhập vào đường hô hấp và gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa mắt, chảy nước mũi và hắt hơi. Đối với những người mắc bệnh dị ứng hoặc hen suyễn, phấn hoa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

2.3. Nấm mốc

Nấm mốc phát triển trong điều kiện ẩm ướt và có thể trở thành một chất gây ô nhiễm không khí trong các không gian nội thất. Các chất gây ô nhiễm không khí dạng nấm mốc có thể phát tán vào không khí và gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, viêm xoang, và các bệnh hô hấp. Việc kiểm soát độ ẩm trong nhà là một cách quan trọng để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc.

2.4. Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) là các chất gây ô nhiễm không khí có thể dễ dàng bay hơi vào không khí từ các sản phẩm như sơn, dung môi, và các sản phẩm làm sạch. VOC có thể tạo ra các khí độc hại và ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra các vấn đề như đau đầu, chóng mặt, và kích ứng đường hô hấp. Việc giảm tiếp xúc với các sản phẩm chứa VOC và thông gió tốt trong không gian sống là những biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động của chúng.

3. Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm không khí 

Ngày nay, ô nhiễm không khí còn được xem là kẻ sát nhân thầm lặng nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe con người, cũng như gây tác động vô cùng tiêu cực đến môi trường.

Cụ thể, ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm không khí đối với môi trường, hệ sinh thái động thực vật là như sau:

3.1. Đối với con người

Với con người, các chất ô nhiễm siêu nhỏ này sẽ len lỏi qua hệ miễn dịch, tấn công phổi, tim và não, gây tổn hại lâu dài. Tác động tiêu cực này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến 7 triệu người tử vong mỗi năm và gần 1/3 số ca tử vong mỗi năm do đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh tim mạch. 

Ô nhiễm ảnh hưởng đối với con người
Ô nhiễm ảnh hưởng đối với con người

Dưới đây là bảng biểu về những chất gây ô nhiễm không khí và tác động của chúng lên sức khỏe:

Chất gây ô nhiễm Tác động với con người
Các hạt vật chất lơ lửng – Bụi mịn PM Hạt PM có kích thước nhỏ, có thể xâm nhập sâu vào phổi và hệ hô hấp gây ra viêm phổi, bệnh phổi mạn tính, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, và thậm chí ung thư phổi. 

Hạt PM2.5 (kích thước nhỏ hơn 2.5 micromet) được coi là nguy hiểm nhất do khả năng xâm nhập sâu vào hệ thống hô hấp và hấp thụ vào máu.

Ozone tầng mặt đất Hít thở ozone tầng mặt đất quá nhiều sẽ gây ra tình trạng kích thích đường hô hấp, viêm phổi, và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Oxit nitơ – NOx Tiếp xúc với NOx, một trong các chất gây ô nhiễm không khí có thể gây kích thích đường hô hấp, viêm phổi, và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. 
Oxit lưu huỳnh – SOx Tiếp xúc với SOx có thể dẫn đến kích thích đường hô hấp, viêm phổi, và tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
Cacbon monoxit – CO Hít thở quá nhiều CO vào cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng CO bị gắn chặt vào hồng cầu trong máu, gây thiếu oxy. Tiếp xúc lâu dài với CO có thể dẫn đến tử vong.
Chì Tiếp xúc với chì và các hợp chất chì có thể gây hại đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. 

Đặc biệt, trẻ em là nhóm người đặc biệt nhạy cảm, việc tiếp xúc với chì có thể gây ra các vấn đề như suy giảm trí tuệ, rối loạn học tập, và sự phát triển thần kinh.

Không dừng lại ở đó, ô nhiễm không khí không chỉ là nguyên nhân, mà còn là yếu tố làm trầm trọng thêm nhiều bệnh lý, từ hen suyễn đến tim mạch, ung thư, Alzheimer, Parkinson,… 

Các hạt bụi mịn – thành phần chính trong không khí ô nhiễm này cũng được xếp vào nhóm chất gây ung thư nguy hại nhất. Tác động đến từ ô nhiễm không khí cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng hơn với những đối tượng đặc biệt có bệnh lý hô hấp, cũng như trẻ em và người cao tuổi. 

3.2. Đối với thực vật

Không chỉ riêng con người, hệ sinh thái thực vật cũng phải chịu sự tác động tiêu cực đến từ các chất gây ô nhiễm không khí, cụ thể như sau.

Ô nhiễm ảnh hưởng đối với thực vật
Ô nhiễm ảnh hưởng đối với thực vật
Chất gây ô nhiễm Tác động đến thực vật
Hạt vật chất PM Gắn kết lên lá và bề mặt cây, làm cản trở quang hợp, giảm khả năng hấp thụ ánh sáng và quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng của cây.  Hơn nữa còn gây tắc nghẽn lỗ thông khí và ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, sinh trưởng cây trồng.
Ozone tầng mặt Gây hại cho lá cây bằng cách phá hủy màng tế bào và tăng sự mất nước, làm giảm quá trình quang hợp và sinh trưởng. 

Nếu nồng độ ozone cao kéo dài, nó có thể gây chết cây và suy giảm sản lượng nông nghiệp.

Oxit nitơ (NOx) Gây rụng lá, cháy đốt mô cơ cây và làm giảm hoạt động quang hợp, góp phần vào sự hình thành ô nhiễm hóa học khác, ảnh hưởng đến cây trồng và hệ sinh thái.
Oxit lưu huỳnh Oxit lưu huỳnh là các chất gây ô nhiễm không khí gây kích ứng và đốt cháy mô cơ cây, làm giảm khả năng quang hợp và sinh trưởng của cây cây. SOx cũng có thể dẫn đến các vết đốm trên lá và gây chết cây nếu tiếp xúc kéo dài.
Cacbon monoxit Các nguồn CO có thể kết hợp với các chất khác để tạo thành ô nhiễm không khí như ozone và hạt PM, gây hại cho cây trồng và môi trường sống của chúng.
Chì Chì và hợp chất chì có thể gắn kết trên lá cây, gây hại đến quá trình quang hợp và hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng cây bị chậm sinh trưởng, suy giảm sản lượng và gây chết cây.

Theo thông tin từ bảng biểu trên, có thể thấy, hậu quả của ô nhiễm không khí đối với thực vật không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của các hệ sinh thái mà còn gây tác động tiêu cực đến nguồn cung cấp lương thực cho con người. 

3.3. Đối với động vật

Bên cạnh tác hại đối với con người và hệ sinh thái thực vật, ô nhiễm không khí còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với động vật. 

Cụ thể, các chất gây ô nhiễm như bụi mịn PM, ozone tầng mặt, NOx, SOx, CO và chì có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho động vật, bao gồm.

Ô nhiễm ảnh hưởng đối với động vật
Ô nhiễm ảnh hưởng đối với động vật
Chất gây ô nhiễm Tác động đến động vật
Hạt vật chất PM Động vật hít phải các hạt PM với lượng quá nhiều có thể gây nhiễm trùng hô hấp, viêm phổi và các vấn đề hô hấp khác. 

Hạt PM cũng có thể gắn kết trên da và lông, gây ngứa và kích ứng da.

Ozone tầng mặt Ozone tầng mặt có thể gây kích ứng mắt, hệ hô hấp và da của động vật. 

Sự tiếp xúc kéo dài với ozone tầng mặt có thể gây ra viêm phổi, suy giảm chức năng hô hấp và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng.

Oxit nitơ (NOx) NOx có thể gây kích ứng hô hấp, dẫn đến tình trạng viêm phổi và suy giảm chức năng hô hấp ở động vật. 

Nó cũng có thể góp phần vào sự hình thành ô nhiễm hóa học khác như ozone tầng mặt, gây hại đến sức khỏe và sự phát triển của chúng.

Oxit lưu huỳnh SOx là thành phần chính trong các chất gây ô nhiễm không khí có thể dẫn đến kích ứng hô hấp, viêm phổi và suy giảm chức năng hô hấp ở động vật.
Cacbon monoxit Cacbon monoxit gắn chặt vào hồng cầu trong máu của động vật, gây suy giảm khả năng vận chuyển oxy, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí còn dẫn đến tử vong.
Chì Tiếp xúc với chì và hợp chất chì có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của động vật.

Bảng biểu trên cho thấy, ô nhiễm không khí thực sự là một trong những nguyên nhân cốt lõi gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, làm giảm đi sự đa dạng sinh học, gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến chuỗi thức ăn nuôi sống con người.

Nhìn chung, ô nhiễm không khí đang thực sự là vấn đề cấp bách, gây tác động trực tiếp đến sức khỏe con người cũng như hệ sinh thái xung quanh. Chính vì vậy, việc triển khai các biện pháp thiết thực để giảm thiểu ô nhiễm như sử dụng năng lượng sạch, phát triển giao thông công cộng, khuyến khích sử dụng máy lọc không khí để cải thiện chất lượng không khí trong gia đình là cần thiết hơn cả.

Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các chất gây ô nhiễm không khí. Hãy chung tay hành động, kiến tạo một môi trường xanh – sạch – đẹp cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng xung quanh mình, bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *