Ngồi là một hành động được thực hiện hằng ngày, đặc biệt đối với những người cần nghỉ ngơi nhiều như các bà bầu. Tuy nhiên, không nhiều người biết nên cách chọn tư thế ngồi cho bà bầu sao cho đúng, cho an toàn. Do đó dẫn đến những rủi ro không đáng có. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu về 3 tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng và 5 tư thế ngồi bà bầu nên tránh.
1. Tầm quan trọng của tư thế ngồi cho bà bầu
Tư thế ngồi cho bà bầu nếu áp dụng đúng sẽ mang lại sự thoải mái và sự hỗ trợ cho cơ thể của xuyên suốt quá trình mang thai. Trọng lượng của thai nhi sẽ được phân bổ một cách đều đặn trên cơ thể mẹ, từ đó giảm thiểu áp lực lên các cơ và xương khớp, đặc biệt ở vùng lưng và cổ.
Tư thế ngồi của bà bầu nếu áp dụng sai cách sẽ gây ra căng thẳng cho cơ bắp và xương khớp, đặc biệt là ở vùng lưng. Tư thế ngồi cho bà bầu không đúng gây ra các cơn đau ở lưng, cổ, vai và các vấn đề xương khớp khác. Nghiêm trọng hơn, việc ngồi sai tư thế cũng còn gây ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông máu và gây các vấn đề sức khỏe khác như tê chân, phù nề.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết 5 tư thế nằm cho bà bầu được các bác sĩ khuyến khích.
2. Tổng hợp 3 tư thế ngồi đúng cho bà bầu
2.1. Tư thế ngồi tựa thẳng chân
Tư thế ngồi tựa thẳng chân là một trong những tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu đơn giản và vô cùng hiệu quả. Tư thế ngồi của bà bầu này này giúp giữ cho cột sống thẳng, hỗ trợ cho việc lưu thông máu cũng như lưu thông chất dịch trong cơ thể.Đồng thời, tư thế này cũng giúp cân bằng trọng lượng cơ thể, giảm sự căng thẳng cho các cơ bắp.
Để thực hiện tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu này. Bà bầu có thể:
- Ngồi trên một chiếc ghế thoải mái và có tựa lưng.
- Ngồi dựa lưng vào đầu giường và đặt chân thẳng trên nệm, lót một chiếc gối êm sau lưng
- Đặt hai chân hướng thẳng về phía trước.
- Giữ cho đầu và cổ thẳng, không cúi xuống quá nhiều hoặc quá ngả về phía sau.
- Đặt tay lên đùi hoặc trên bàn để hỗ trợ cho cơ thể.
2.2. Tư thế ngồi dạng chân
Tư thế ngồi dạng chân giúp giảm thiểu áp lực lên vùng lưng và hông, đồng thời cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Khi ngồi dạng chân, bà bầu nên đặt hai chân về phía trước hoặc chéo nhẹ, không gập chân quá cao để tránh gây căng thẳng cho các cơ bắp và khớp. Tư thế này cũng giúp cho cơ thể bà bầu được thư giãn hơn so với tư thế ngồi thẳng.
Để thực hiện tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu này. Bà bầu nên:
- Ngồi ở vị trí có điểm tựa, tránh lật về phía sau
- Có thể ngồi trên giường, ngồi dưới sàn nhà phần lưng sát vào tường, ngồi trên ghế tựa lưng cho bà bầu
- Không nên giữ tư thế này quá lâu để tránh tê chân
2.3. Tư thế ngồi chân thả, hai chân được đặt thoải mái trên sàn
Chân thả xuống, hai chân được đặt thoải mái trên sàn là một trong những tư thế ngồi phổ biến không chỉ cho bà bầu mà còn cho bất kỳ ai trong chúng ta. Khi ngồi thả chân, bàn bầu nên đặt hai chân thoải mái trên sàn, không chèo chân quá cao.
Để thực hiện tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu này. Nên:
- Ngồi trên giường với chân đưa ra ngoài và chạm vào sàn nhà
- Ngồi trên một chiếc ghế xếp êm ái
3. 5 tư thế ngồi bà bầu nên tránh
3.1. Tư thế ngồi bắt chéo chân và gập gối
Tư thế ngồi bắt chéo chân và gập gối có thể gây áp lực lên vùng bụng dưới và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Khi ngồi bắt chéo chân và gập gối, bà bầu có thể gặp phải tình trạng chuột rút và khó chịu. Đặc biệt, áp lực lên vùng dưới bụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
3.2. Tư thế ngồi không điểm tựa
Tư thế ngồi của bà bầu không có điểm tựa phía sau lưng sẽ không đảm bảo sự ổn định cho cơ thể. Khi ngồi xuống mà không có điểm tựa, bà bầu rất dễ bị mất thăng bằng, đối mặt với nguy cơ té ngã. Đặc biệt, tư thế ngồi không điểm tựa không tạo được sự hỗ trợ cho lưng và cột sống của bà bầu, về lâu dài sẽ gây đau lưng và khó chịu.
3.3. Tư thế ngồi ngửa người ra sau
Tư thế ngồi cho bà bầu ngửa người ra sau làm tăng áp lực lên vùng đĩa đệm dưới lưng và gây đau lưng. Tư thế ngồi ngửa người ra sau còn gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lưu thông máu và hô hấp, khiến bà bầu cảm thấy khó khăn trong việc hít thở và cân bằng cơ thể.
3.4. Tư thế ngồi gập người ra trước
Tư thế ngồi cho bà bầu gập người ra phía trước trước tạo áp lực lên vùng bụng và dây chằng chéo dưới bụng. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, tư thế này còn gây ra các cơn đau hay chuột rút vùng bụng.
3.5. Tư thế ngồi nửa mông
Tư thế ngồi nửa mông khiến bà bầu dễ mất thăng bằng trong quá trình ngồi. Khi ngồi nửa mông, bà bầu đối mặt với nguy cơ té ngã hoặc làm tổn thương vùng xương cơ chân. Đặc biệt, tư thế ngồi này còn không tạo được sự hỗ trợ cho cơ thể của bà bầu.
3.6. Tư thế ngồi xổm
Tư thế ngồi xổm gây áp lực lên vùng dưới bụng và lưng của bà bầu. Bà bầu sẽ phải gánh chịu những cơn đau lưng khó chịu kéo dài. Đây cũng là tư thế không đảm bảo sự ổn định cho cơ thể và có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
4. Lưu ý về tư thế ngồi cho mẹ bầu
Dù sử dụng tư thế cho bà bầu nào đi chăng nữa, hãy đảm bảo rằng cơ thể bà bầu luôn được nghỉ ngơi một cách thoải mái nhất có thể. Điều này giúp giảm thiểu căng thẳng và đau đớn trong suốt quá trình mang thai.
Và cũng cần nhớ rằng, bên trong cơ thể bà bầu còn có một thai nhi đang phát triển. Vì vậy, khi ngồi, cần hết sức cẩn thận để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đảm bảo các tư thế ngồi đúng cho bà bầu được lựa chọn và thực hiện một cách an toàn và nhẹ nhàng nhất có thể.
Nếu sử dụng các sản phẩm ghế cho bà bầu, hãy lựa chọn những sản phẩm có thiết kế đạt chuẩn về sự êm ái và an toàn. Đặc biệt, sản phẩm nên có phần lưới và nệm êm ái, cùng với phần khung ghế chắc chắn nhằm đảm bảo sự ổn định và hỗ trợ tốt nhất cho bà bầu.
Nếu đang tìm kiếm một sản phẩm như vậy, hãy liên hệ với Hakawa để được tư vấn và được lựa chọn những sản phẩm chất lượng nhất với giá thành vừa phải nhất. Hakawa cam kết cung cấp những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bà bầu trong giai đoạn đặc biệt quan trọng này.