Tin mới nhất

Ngủ dậy bị đau lưng, Nguyên nhân và cách khắc phục

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị đau lưng. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất chính là tư thế ngủ và nệm, gối, nơi đặt lưng nằm ngủ không phù hợp. Ngủ dậy bị đau lưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến cột sống. Nếu gặp phải tình trạng này, việc thay đổi tư thế nằm hoặc chọn cho mình một vị trí ngả lưng phù hợp là cần thiết để đảm bảo những cơn đau nhức nhanh chóng được khắc phục hoàn toàn.

Nguyên nhân gây đau lưng và cách khắc phục
Nguyên nhân gây đau lưng và cách khắc phục

1.Nguyên nhân dẫn đến đau lưng sau khi ngủ dậy

Bỗng nhiên một buổi sáng thức giấc, những cơn đau, triệu chứng nhức mỏi cột sống và đau các bộ phận cơ, xương khớp xuất hiện khiến bạn khó chịu.

Tình trạng ngủ dậy bị đau lưng này diễn ra không chỉ 1 ngày, mà lặp đi lặp lại thường xuyên với tần suất liên tục khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau lưng mà bạn cần lưu ý:

Nguyên nhân gây đau lưng sau khi ngủ dậy
Nguyên nhân gây đau lưng sau khi ngủ dậy

1.1. Ngủ sai tư thế khiến cho sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới là ngủ ở tư thế không đúng. Nếu ngủ ở tư thế không có đủ hỗ trợ cho cột sống, có thể tạo ra áp lực và căng thẳng trên các cơ và dây chằng trong vùng lưng.

Một số tư thế ngủ không đúng có thể gây đau lưng, chẳng hạn như:

  • Ngủ trên lưng mà không có gối hỗ trợ, gây ra căng thẳng và đau lưng. Khiến cho cột sống và cơ bắp trong vùng lưng bị kéo dãn và gây ra căng thẳng không cần thiết.
  • Ngủ cong cả lưng và đầu gối, có thể tạo ra áp lực và căng thẳng không hề nhỏ lên phần cột sống. Tư thế này không đảm bảo sự hỗ trợ cho cột sống và có thể gây ra đau lưng sau khi ngủ.
  • Ngủ nghiêng một bên mà không có gối giữa hai chân có thể tạo ra sự mất cân bằng và gây căng thẳng lên cột sống và cơ bắp trong vùng lưng. Tư thế này không đảm bảo sự ổn định của cột sống, dẫn đến đau lưng sau khi ngủ.
Ngủ sai tư thế gây đau lưng
Ngủ sai tư thế gây đau lưng

Để giảm đau lưng sau khi ngủ, hãy thử ngủ ở tư thế nằm trên lưng hoặc một bên, sử dụng gối hỗ trợ đúng vị trí cho cổ, lưng và đầu gối. Chọn đệm và điểm tựa phù hợp như ghế xếp thư giãn để hỗ trợ cột sống và giảm căng thẳng cơ bắp, duy trì sự cân bằng và ổn định của cột sống.

1.2. Nệm, gối kém chất lượng

Việc lựa chọn những chiếc nệm và gối kém chất lượng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau lưng mãn tính sau khi thức dậy.

Nệm gối kém chất lượng gây đau lưng
Nệm gối kém chất lượng gây đau lưng

Một chiếc đệm quá mềm hoặc quá cứng không đáp ứng đúng nhu cầu hỗ trợ của cơ thể, có thể làm căng thẳng các cơ và dẫn đến đau lưng. Gối không phù hợp với vị trí ngủ cũng có thể tạo ra căng thẳng và gây áp lực lớn, làm ảnh hưởng đến vùng cổ và lưng.

Để khắc phục tình trạng này, đừng quên chọn nệm có độ đàn hồi vừa phải và gối hỗ trợ đúng vị trí ngủ, giúp những cơn đau lưng được thuyên giảm hiệu quả hơn bao giờ hết.

1.3. Hoạt động quá sức vào ngày hôm trước khiến ngủ dậy đau lưng

Nếu bạn thực hiện những hoạt động như nâng đồ nặng, chăm sóc vườn nhà, hay hoạt động thể thao vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể vào ngày hôm trước, điều này có thể dẫn đến tình trạng ngủ dậy đau lưng, tạo nên những triệu chứng căng thẳng và gây tổn thương đến phần cơ và dây chằng.

Khi cơ và dây chằng bị căng thẳng hoặc bị tổn thương, chúng không thể phục hồi hoặc nghỉ ngơi đúng cách trong suốt quãng thời gian bạn chìm sâu vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn thức dậy vào buổi sáng, bạn có thể cảm thấy đau lưng, khó vận động, thậm chí không thể di chuyển nhiều.

Hoạt động quá sức gây đau lưng
Hoạt động quá sức gây đau lưng

Để tránh tình trạng này, hãy đảm bảo rằng mức độ vận động của bạn được thực hiện một cách phù hợp và không vượt quá sức chịu đựng của cơ thể. Với những phần việc đòi hỏi mang vác hay nâng đồ nặng, hãy thực hiện thật đúng cách để tránh gây căng thẳng cho phần cơ và dây chằng.

1.4. Bị đau lưng sau khi thức dậy do mang thai 

Phụ nữ mang thai thường gặp phải vấn đề ngủ dậy bị đau lưng do trải qua nhiều thay đổi về cơ bắp, xương khớp, để cơ thể có đủ sức chịu trọng lượng trong quá trình thai nhi dần thành hình và phát triển ngày mỗi lớn trong bụng mẹ. Đồng thời, sự thay đổi về hormone thai kỳ cũng gây tác động không nhỏ đến hệ thống cơ bắp và cột sống.

Bị đau lưng do mang thai
Bị đau lưng do mang thai

Sự gia tăng trọng lượng trong thai kỳ tạo áp lực lên các cơ và xương trong cơ thể, đặc biệt là vùng lưng. Gây ra căng thẳng và đau lưng khi phụ nữ mang thai nằm nghỉ, đặc biệt là khi ngủ. Ngoài ra, sự thay đổi về cường độ hormone, có thể làm giãn các mô mềm xung quanh các khớp và cơ bắp, gây ra sự không ổn định và đau nhức lưng, xương chậu..

Để giảm đau lưng sau khi ngủ trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cần chú ý đến việc tạo điều kiện thoải mái khi nằm nghỉ. Chẳng hạn như sử dụng gối hỗ trợ và đệm lưng, ghế ngả lưng phù hợp để giảm áp lực lên vùng lưng. Ngoài ra, thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, cũng có thể giúp giảm đau lưng và duy trì sức khỏe cột sống trong suốt quá trình mang thai.

1.5. Mắc các bệnh cột sống khiến đau lưng khi ngủ dậy

Một số bệnh liên quan đến cột sống như thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa cột sống, và viêm khớp dạng thấp cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng khi ngủ dậy, tạo nên sự không ổn định và gây tổn thương trong cột sống, khiến cho những khoảnh khắc nghỉ ngơi thư giãn đối với những người mắc bệnh cột sống là điều xa xỉ hơn bất cứ điều gì.

Mắc bệnh cốt sống gây đau lưng khi ngủ dậy
Mắc bệnh cốt sống gây đau lưng khi ngủ dậy

Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc thực hiện các phương pháp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe cột sống, như tập thể dục định kỳ. Các biện pháp duy trì tư thế ngồi đúng cũng có thể giúp giảm đau lưng và cải thiện chất lượng giấc ngủ người bệnh.

1.6. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân vừa được liệt kê ngay phía trên, một số yếu tố khác chẳng hạn như căng thẳng tâm lý, trầm cảm, thiếu hoạt động thể chất, hoặc thậm chí là một vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm loét dạ dày hoặc sỏi thận cũng là lý do góp phần dẫn đến tình trạng đau lưng sau khi ngủ dậy.

2.Sáng ngủ dậy bị đau lưng trên là triệu chứng bệnh gì?

Sáng ngủ dậy bị đau lưng trên, đừng coi thường tình trạng này, vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh khác nhau, chẳng hạn như thoái hóa đĩa đệm, đau cơ xơ hóa, đau thần kinh tọa, vẹo cột sống, hẹp ống sống, cụ thể như sau:

2.1. Thoái hóa đĩa đệm

Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng các bộ phận đĩa đệm giữa xương sống bị mất tính đàn hồi. Trong suốt quá trình người bệnh chìm sâu vào giấc ngủ, sự thiếu hụt đàn hồi và hỗ trợ từ các vị trí đĩa đệm này có thể gây đau lưng.

Ngủ dậy bị đau lưng là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Ngủ dậy bị đau lưng là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng cụ thể gồm có đau nhức vùng lưng, cảm giác cứng cổ và khó cử động sau khi ngủ. Để hạn chế tình trạng đau lưng do thoái hóa đĩa đệm, cần tuân thủ tư thế ngủ đúng và sử dụng gối, nệm phù hợp.

 

Trường hợp những triệu chứng trên không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2.2. Đau cơ xơ hóa 

Triệu chứng của bệnh đau cơ xơ hóa là khi người bệnh gặp hiện trạng các cơ bắp và mô xung quanh cột sống trở nên cứng và mất tính linh hoạt, dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị đau lưng

Ngủ dậy bị đau lưng là triệu chứng của đau cơ xơ hoá
Ngủ dậy bị đau lưng là triệu chứng của đau cơ xơ hoá

Để hạn chế đau lưng, người bệnh có thể thực hiện bài tập thể dục theo hướng dẫn từ chuyên gia để tăng cường và phục hồi khả năng hoạt động của cơ lưng, và đừng quên duy trì tư thế ngủ thoải mái nhất bạn đọc nhé.

Trường hợp triệu chứng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị với phác đồ phù hợp.

2.3. Đau thần kinh tọa là triệu chứng sáng ngủ dậy bị đau vùng thắt lưng

Đau thần kinh tọa là kết quả bệnh lý phần dây thần kinh tọa gặp phải hiện tượng bị chèn ép hoặc kích thích.

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là bởi tư thế ngủ không đúng hoặc cơ thể có những áp lực lên dây thần kinh tọa, gây ra hậu quả sáng ngủ dậy bị đau vùng thắt lưng và lan rộng đến đùi, mông và chân.

 

Vậy, làm cách nào để hạn chế và hỗ trợ giảm đau dây thần kinh tọa. Việc cần làm chính là thay đổi tư thế ngủ, sử dụng gối và nệm hỗ trợ một cách đúng đắn nhất.

2.4. Vẹo cột sống

Vẹo cột sống chính là hiện trạng cột sống không thẳng và có dạng cong hoặc xoắn. trong suốt quá trình ngủ, nếu giữ một tư thế không đúng, bệnh vẹo cột sống có thể gây căng thẳng hoặc đau lưng.

Ngủ dậy bị đau lưng là triệu chứng của vẹo cột sống
Ngủ dậy bị đau lưng là triệu chứng của vẹo cột sống

Để giảm thiểu tình trạng này, cần duy trì tư thế ngủ đúng cách, đừng quên sử dụng gối và nệm hỗ trợ, thường xuyên thay đổi tư thế ngủ. Trường hợp triệu chứng không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

2.5. Hẹp ống sống

Hẹp ống sống là tình trạng ống sống phía bên trong bị thu hẹp, tạo áp lực lên các dây thần kinh và tủy sống. nếu mắc phải căn bệnh này, những cơn đau lưng, tê nhức lưng khi ngủ sẽ làm phiền không ít đến giây giúp sinh hoạt hằng ngày của bạn.

Ngủ dậy bị đau lưng là triệu chứng của hẹp ống sống
Ngủ dậy bị đau lưng là triệu chứng của hẹp ống sống

Vì thế, để giảm thiểu triệu chứng đau lưng do hẹp ống sống, cần thay đổi tư thế ngủ bằng cách tìm cho mình tư thế thoải mái, chẳng hạn như sử dụng ghế xếp thư giãn, hoặc nằm trên bề mặt nệm có độ đàn hồi phù hợp.

Nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn cần tham khảo ngay ý kiến bác sĩ để có sự chẩn đoán và điều trị thích hợp, tránh tình trạng bệnh trở nặng, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng không đáng có.

3.Mẹo chữa đau lưng khi ngủ dậy

Ngủ dậy bị đau lưng dưới dường như là tình trạng phổ biến gây khó chịu và cản trở không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể được cải thiện bằng một số mẹo chữa bệnh đơn giản mà nhiều khách hàng đã áp dụng và đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao sức khỏe.

Tham khảo thêm 17 cách chữa đau lưng tại nhà nhanh nhất

3.1. Nằm, ngủ đúng tư thế

Nằm, ngủ đúng tư thế là một yếu tố vô cùng  quan trọng và cần thiết, giúp tránh ngủ dậy bị đau lưng cũng như nâng cao chất lượng giấc ngủ một cách tốt nhất.

Nằm ngủ đúng tư thế tránh đau lưng khi ngủ dậy
Nằm ngủ đúng tư thế tránh đau lưng khi ngủ dậy

Để đạt được trạng thái nằm ngủ đúng tư thế nhất, bạn cần thực hiện những tư thế nằm thoải mái, chẳng hạn như nằm nghiêng về phía bên, lưng thẳng, đầu và cổ trên một chiếc gối mềm, chân duỗi thẳng hoặc hơi cong để hỗ trợ cho cột sống của bạn.

Đừng quên sử dụng gối và nệm có độ cứng phù hợp với cơ thể, để giúp cột sống được nâng đỡ và nghỉ ngơi tốt hơn bao giờ hết.

3.2. Ăn uống với chế độ lành mạnh để tránh sáng ngủ dậy bị đau lưng

Ăn uống với chế độ lành mạnh, khoa học là một trong những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ cột sống khỏi nguy cơ sáng ngủ dậy bị đau lưng, giúp cơ thể bạn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp xương và cột sống chắc khỏe, dẻo dai, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp.

Ăn uống lành mạnh tránh đau lưng khi ngủ dậy
Ăn uống lành mạnh tránh đau lưng khi ngủ dậy

Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối cần bao gồm các thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Canxi là khoáng chất cần thiết để xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn. Khi cơ thể thiếu vitamin D, cơ thể sẽ khó hấp thụ canxi, gây thiếu hụt canxi.

Một số thực phẩm giàu canxi và vitamin D cần bổ sung bao gồm:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai,… là những thực phẩm giàu canxi và vitamin D.
  • Cá béo: Cá hồi, cá ngừ, cá thu,… là những thực phẩm giàu omega-3, canxi và vitamin D.
  • Rau lá xanh đậm: Rau bina, cải xoăn, bông cải xanh,… là những thực phẩm giàu vitamin K, canxi và vitamin D.
  • Trái cây họ cam quýt: Cam, chanh, bưởi,… là những thực phẩm giàu vitamin C, canxi và vitamin D.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch,… là những thực phẩm giàu vitamin D, magie và chất xơ.

3.3. Rèn luyện cơ thể, tập thể dục thể thao thường xuyên

Rèn luyện cơ thể, tập thể dục thể thao thường xuyên là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cột sống. Khi tập thể dục, các cơ xung quanh cột sống sẽ được hoạt động, giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt, từ đó giúp cột sống được ổn định hơn.

Rèn luyện cơ thể tránh đau lưng khi ngủ dậy
Rèn luyện cơ thể tránh đau lưng khi ngủ dậy

Các bài tập và động tác giúp tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho cơ lưng và cột sống bao gồm:

  • Các bài tập thể dục nhịp điệu: Các bài tập thể dục nhịp điệu giúp tăng cường sức mạnh toàn thân, bao gồm cả các cơ xung quanh cột sống. Đi bộ, bơi lội, đạp xe là những hoạt động thể dục nhịp điệu phổ biến và dễ thực hiện.
  • Các bài tập sức mạnh: Các bài tập sức mạnh giúp tăng cường sức mạnh của các cơ xung quanh cột sống, giúp cột sống được ổn định và giảm nguy cơ chấn thương. Tập tạ, yoga, pilates là những hoạt động giúp tăng cường sức mạnh.
  • Các bài tập kéo giãn: Các bài tập kéo giãn giúp tăng cường độ dẻo dai của các cơ xung quanh cột sống, giúp cột sống linh hoạt hơn. Yoga, pilates là những hoạt động giúp tăng cường độ dẻo dai.

3.4. Tắm nước ấm sau khi ngủ dậy

Tắm nước ấm sau khi ngủ dậy là cách làm đơn giản và hiệu quả nhất giúp hạn chế tình trạng đau nhức lưng. Nước ấm dường như là một phương pháp trị liệu hiệu quả hỗ trợ thư giãn cơ bắp và tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa đau lưng và cải thiện tình trạng cứng khớp ở lưng.

Tắm nước ấm tránh đau lưng khi ngủ dậy
Tắm nước ấm tránh đau lưng khi ngủ dậy

Trong quá trình tắm nước ấm, bạn nên để nước ấm khoảng 37-38 độ C. Nên kéo dài thời gian tắm trong khoảng 15-20 phút. Bạn có thể thêm tinh dầu hoặc muối Epsom vào bồn tắm để tăng cường hiệu quả thư giãn.

Lời khuyên dành cho bạn, chính là nên tắm nước ấm hoặc chườm nóng ngay sau khi ngủ dậy. Giải pháp tốt nhất là kết hợp với các biện pháp khác như tập thể dục, bổ sung canxi và vitamin D để giúp cải thiện tình trạng đau lưng một cách nhanh chóng.

3.5. Sử dụng thuốc được các bác sĩ kê đơn

Các biện pháp tự chăm sóc bên trên chính là những gợi ý có thể giúp bạn hạn chế những tình trạng đau lưng ở thể nhẹ. Tuy nhiên, nếu đau lưng không giảm sau 1-2 tuần, bạn cần đến bệnh viện thăm, khám và sử dụng thuốc do chính các y bác sĩ kê đơn.

Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân ngủ dậy bị đau lưng. Sau khi xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp dành riêng cho bạn.

3.6. Dùng ghế ngồi cho người đau cột sống tránh đau lưng sau khi ngủ dậy

Cột sống của con người có cấu tạo như một đường cong hình chữ S, với các đốt sống xếp chồng lên nhau.

Sử dụng ghế ngồi cho người đau cột sống
Sử dụng ghế ngồi cho người đau cột sống

Vì thế, để nâng đỡ và tạo điểm tựa lưng, hạn chế đau lưng tốt nhất, một chiếc ghế ngồi cho người đau cột sống được thiết kế ngã nằm tối đa 170 độ, tựa như đường cong vòm hình chữ S, là một giải pháp hiệu quả giúp giảm đau lưng sau khi ngủ dậy, cải thiện khả năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem thêm thông tin về loại ghế xếp thư giãn người đau cột sống.

Hiện nay, công ty Hakawa là đơn vị nhập khẩu và phân phối các dòng sản phẩm ghế ngồi cho người đau cột sống với ưu đãi hấp dẫn nhất thị trường. Liên hệ ngay đến HOTLINE Hakawa: 056 9999 699 | 056 9999 599 để được hỗ trợ tư vấn và lựa chọn chiếc ghế giúp giảm tình trạng ngủ dậy bị đau lưng với nhiều ưu đãi hấp dẫn nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *