Tin mới nhất

Nguyên nhân và cách khắc phục ngủ trưa dậy bị đau đầu

Ngủ trưa giúp cơ thể thư giãn và tái tạo năng lượng, nhưng nhiều người lại gặp phải tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Có phải do ngủ sai tư thế, thiếu oxy hay do một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn? Trong bài viết này, HAKAWA sẽ giúp bạn hiểu rõ những lý do phổ biến và hướng dẫn cách khắc phục để có giấc ngủ trưa chất lượng hơn.

1. Nguyên nhân ngủ trưa dậy bị đau đầu mệt mỏi

Tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm yếu tố cơ học, tác động từ môi trường bên ngoài hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Dưới đây là 11 nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này bạn không nên bỏ qua 

1.1. Ngủ trưa sai tư thế gây đau đầu

Sai tư thế là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng ngủ trưa dậy bị nhức đầu. Khi bạn ngủ mà không kê gối hoặc chọn loại gối quá cứng, quá cao để kê đầu, nằm nghiêng một bên hoặc nằm úp sấp mặt xuống nệm/ giường mà không thay đổi sang tư thế khác suốt quá trình ngủ, tình trạng đau đầu khi thức dậy sẽ xảy ra. 

Đặc biệt, đối với nhân viên văn phòng thường phải ngủ trưa trong không gian hạn chế, dẫn đến thói quen gục đầu xuống bàn để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, tư thế này khiến nhịp tim chậm lại, máu không lưu thông đủ lên não, làm giảm lượng oxy cung cấp cho các cơ quan, dẫn đến thiếu máu não, gây choáng váng và đau đầu sau khi thức dậy.

Ngủ sai tư thế có thể là nguyên nhân khiến bạn ngủ trưa dậy bị đau đầu
Ngủ sai tư thế có thể là nguyên nhân khiến bạn ngủ trưa dậy bị đau đầu

1.2 Ngủ trưa quá nhiều

Theo một nghiên cứu của Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (National Library of Medicine), một giấc ngủ trưa chất lượng chỉ nên kéo dài khoảng 60 phút trở xuống. Nếu bạn ngủ trưa quá 60 phút có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và thậm chí tử vong cao hơn so với việc không ngủ trưa.

Bởi vì khi cơ thể bước vào giai đoạn ngủ sâu, trung khu thần kinh bị ức chế mạnh hơn, đồng thời lượng máu lưu thông lên não giảm, làm chậm quá trình trao đổi chất. Nếu bạn tỉnh dậy đúng vào thời điểm này, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải và có thể xuất hiện cảm giác đau đầu sau khi ngủ dậy.

Ngủ trưa quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của bạn
Ngủ trưa quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của bạn

1.3. Bị mất ngủ vào ban đêm

Những người mất ngủ vào ban đêm thường có xu hướng ngủ bù vào ban ngày, đặc biệt là vào buổi trưa, khiến thời gian ngủ kéo dài hàng giờ liền. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, một giấc ngủ trưa chất lượng chỉ nên kéo dài dưới 60 phút. Ngủ trưa quá lâu không chỉ gây đau đầu sau khi thức dậy mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhịp sinh học và chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.

Bị mất ngủ vào ban đêm bạn sẽ có xu hướng ngủ nhiều vào buổi trưa
Bị mất ngủ vào ban đêm bạn sẽ có xu hướng ngủ nhiều vào buổi trưa

1.4. Người bị bệnh ngáy khi ngủ

Người mắc chứng ngáy khi ngủ thường có nguy cơ ngủ trưa dậy bị đau đầu cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do đường thở bị tắc nghẽn, khiến lượng oxy cung cấp lên não bị giảm sút, làm giấc ngủ không sâu và chất lượng kém. Khi thức dậy, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau đầu và thiếu tỉnh táo. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là hệ tim mạch và não bộ.

Người mắc chứng ngáy khi ngủ thường có nguy cơ ngủ trưa dậy bị đau đầu cao hơn bình thường
Người mắc chứng ngáy khi ngủ thường có nguy cơ ngủ trưa dậy bị đau đầu cao hơn bình thường

1.5. Môi trường xung quanh ô nhiễm

Không gian ngủ chật hẹp, thiếu ánh sáng, không khí ô nhiễm hoặc nhiệt độ quá nóng/lạnh đều có thể là nguyên nhân khiến ngủ trưa dậy bị đau đầu. Khi ngủ trong môi trường thiếu oxy, cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng khí, làm giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, choáng váng khi thức dậy.

Không chỉ gây đau đầu, ngủ trong điều kiện môi trường kém còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, như suy giảm hệ hô hấp, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang, dị ứng hoặc suy nhược cơ thể. Vì vậy, bạn nên đảm bảo không gian ngủ luôn thông thoáng, sạch sẽ để có giấc ngủ chất lượng hơn.

Môi trường xung quanh ô nhiễm có thể là nguyên nhân khiến ngủ trưa dậy bị đau đầu
Môi trường xung quanh ô nhiễm có thể là nguyên nhân khiến ngủ trưa dậy bị đau đầu

1.6. Sử dụng chất kích thích trước khi ngủ trưa

Việc tiêu thụ caffeine, nicotine hoặc đồ uống có cồn trước khi ngủ trưa có thể làm rối loạn giấc ngủ, dẫn đến tình trạng ngủ không sâu, chập chờn và dễ bị đau đầu khi thức dậy. Caffeine trong cà phê, trà, nước tăng lực có thể kích thích hệ thần kinh, khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ hoặc dễ thức giấc giữa chừng. Tương tự, rượu bia có thể gây mất nước, làm giảm lượng oxy lên não, khiến bạn cảm thấy đau đầu, mệt mỏi khi tỉnh dậy. Để có một giấc ngủ trưa chất lượng, bạn  nên hạn chế sử dụng các loại chất kích thích ít nhất 2-3 giờ trước khi ngủ.

Sử dụng chất kích thích trước khi ngủ trưa có thể làm rối loạn giấc ngủ
Sử dụng chất kích thích trước khi ngủ trưa có thể làm rối loạn giấc ngủ

1.7. Người bị thiếu máu não

Thiếu máu não là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ngủ trưa bị đau đầu. Khi lưu lượng máu lên não không đủ, não bộ bị thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi sau khi thức dậy. Những người mắc thiếu máu não mãn tính thường có các triệu chứng như tê bì chân tay, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, đặc biệt là khi ngủ dậy. Tình trạng này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh. 

Để cải thiện, người bị thiếu máu não nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thường xuyên và tránh ngủ quá lâu vào buổi trưa để hạn chế tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy.

Người bị thiếu máu não là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ngủ trưa bị đau đầu
Người bị thiếu máu não là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ngủ trưa bị đau đầu

1.8. Sử dụng thiết bị điện tử 

Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng hoặc xem tivi ngay trước khi ngủ trưa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Bởi vì, ánh sáng xanh từ màn hình điện tử ức chế sản xuất melatonin – hormone giúp điều hòa giấc ngủ, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ sâu. 

Ngoài ra, việc tiếp xúc với nội dung căng thẳng, kích thích trên thiết bị điện tử trước khi ngủ cũng có thể khiến não bộ bị kích thích quá mức, dẫn đến ngủ không ngon giấc, tỉnh dậy mệt mỏi và đau đầu. Để có một giấc ngủ trưa chất lượng, hãy hạn chế sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi ngủ, thay vào đó bạn có thể đọc sách, nghe nhạc nhẹ để thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ trưa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của bạn
Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ trưa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của bạn

1.9. Vừa thức dậy đã làm việc ngay

Khi vừa tỉnh giấc, cơ thể vẫn còn trong trạng thái chuyển đổi từ nghỉ ngơi sang hoạt động, nếu bắt đầu làm việc ngay có thể khiến não bộ của bạn chưa kịp thích nghi, dẫn đến tình trạng đau đầu, chóng mặt và mất tập trung. Sau khi ngủ trưa, đặc biệt là giấc ngủ sâu, cơ thể cần vài phút để tỉnh táo hoàn toàn. Vì thế, nếu bạn đứng dậy đột ngột hoặc lao ngay vào công việc có thể làm huyết áp thay đổi đột ngột, máu chưa kịp lưu thông ổn định, gây choáng váng, đau đầu.

Vừa thức dậy đã làm việc ngay cũng là nguyên nhân chính khiến bạn nhức đầu khi ngủ dậy
Vừa thức dậy đã làm việc ngay cũng là nguyên nhân chính khiến bạn nhức đầu khi ngủ dậy

1.10. Ngủ trưa quá ít

Khi bạn ngủ quá ít, não bộ chưa có đủ thời gian để phục hồi, khiến bạn rơi vào trạng thái lơ mơ, uể oải. Theo các chuyên gia, một giấc ngủ trưa lý tưởng nên kéo dài từ 15-30 phút để giúp cơ thể nạp lại năng lượng mà không làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. Nếu ngủ dưới 10 phút, bạn có thể không đạt được hiệu quả thư giãn, dễ rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh, đau đầu khi thức dậy.

Khi bạn ngủ quá ít, não bộ chưa có đủ thời gian để phục hồi, khiến bạn rơi vào trạng thái lơ mơ, uể oải
Khi bạn ngủ quá ít, não bộ chưa có đủ thời gian để phục hồi, khiến bạn rơi vào trạng thái lơ mơ, uể oải

1.11. Ngủ trưa dậy bị đau đầu do bệnh lý

Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu, mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân, rất có thể đây là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Các bệnh lý như huyết áp cao, trầm cảm, đau nửa đầu, rối loạn lo âu, thoái hóa đốt sống cổ đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến bạn ngủ trưa dậy bị chóng mặt buồn ngủ. Nếu triệu chứng này kéo dài, bạn nên theo dõi sức khỏe và tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. 

> Tham khảo thêm: 13+ nguyên nhân ngủ trưa dậy thấy tim đập nhanh

Ngủ trưa dậy bị đau đầu, mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân, rất có thể đây là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn
Ngủ trưa dậy bị đau đầu, mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân, rất có thể đây là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

2. Cách chữa đau đầu khi ngủ dậy giảm tình trạng mệt mỏi

Nếu bạn thường xuyên thức dậy sau giấc ngủ trưa với cảm giác đau đầu, mệt mỏi, đừng quá lo lắng. Một số biện pháp đơn giản dưới đây có thể giúp bạn giảm nhanh cơn đau đầu và lấy lại năng lượng để bắt đầu buổi chiều làm việc hiệu quả hơn.

2.1 Massage đầu sau khi ngủ trưa giảm tình trạng đau đầu

Massage nhẹ nhàng vùng đầu, trán và thái dương có thể giúp bạn cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng và xoa dịu cơn đau đầu sau giấc ngủ trưa. Bạn có thể dùng đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng theo chuyển động tròn ở hai bên thái dương hoặc ấn nhẹ các huyệt đạo trên đầu để giúp thần kinh thư giãn.

Song song đó, bạn nên kết hợp hít thở sâu, xoa bóp vùng cổ và vai gáy cũng giúp giảm căng cơ, hạn chế tình trạng đau đầu do tư thế ngủ không đúng. Nếu cơn đau kéo dài, bạn có thể chườm ấm hoặc chườm lạnh để làm dịu cảm giác khó chịu nhanh chóng.

Massage đầu sau khi ngủ trưa sẽ giúp bạn giảm tình trạng đau đầu
Massage đầu sau khi ngủ trưa sẽ giúp bạn giảm tình trạng đau đầu

2.2. Chế độ ăn hỗ trợ tình trạng đau đầu khi ngủ trưa

Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng ngủ trưa dậy hay bị nhức đầu, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất là một trong những cách đơn giản và hiệu quả giúp cải thiện tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy. Dưới đây là một số thực phẩm bạn có thể tham khảo:

  • Cải bó xôi: Loại rau này rất giàu riboflavin (vitamin B2), giúp ngăn ngừa đau đầu hiệu quả, đặc biệt đối với người bị thiếu máu não.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Cung cấp protein và canxi giúp ổn định huyết áp và giảm nguy cơ đau đầu.
  • Ngũ cốc nguyên cám: Chứa chất xơ và magie, giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm đau đầu.
  • Các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá nục,…): Giàu axit béo omega-3 có đặc tính kháng viêm, hỗ trợ giảm đau đầu và chóng mặt sau khi ngủ trưa.
Bạn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để hạn chế tình trạng đau đầu sau ngủ dậy
Bạn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để hạn chế tình trạng đau đầu sau ngủ dậy

2.3. Tập luyện thói quen thường ngày

Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học có thể giúp bạn giảm tình trạng đau đầu sau khi ngủ trưa. Một số thói quen quan trọng cần thực hiện bao gồm:

  • Ngủ đúng tư thế: Bạn nên nằm sấp hoặc kê gối quá cao, thay vào đó hãy chọn tư thế ngủ thoải mái để hạn chế áp lực lên cột sống và tuần hoàn máu.
  • Không ngủ trưa quá lâu: Bạn chỉ nên ngủ từ 15 – 45 phút, tránh rơi vào giấc ngủ sâu khiến cơ thể mệt mỏi và đau đầu khi thức dậy.
  • Duy trì giờ giấc ngủ ổn định: Ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ mỗi ngày sẽ giúp đồng hồ sinh học hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng mất ngủ vào ban đêm và buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
  • Vận động nhẹ sau khi thức dậy: Khi ngủ dậy, bạn có thể vươn vai, đi lại nhẹ nhàng hoặc thực hiện một số bài tập giãn cơ để kích thích tuần hoàn máu và giúp tỉnh táo hơn.
Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học có thể giúp bạn giảm tình trạng đau đầu sau khi ngủ trưa
Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học có thể giúp bạn giảm tình trạng đau đầu sau khi ngủ trưa

2.4. Sử dụng ghế xếp thư giãn văn phòng nâng cao giấc ngủ của bạn

Bên cạnh các phương pháp HAKAWA đã đề cập, bạn có thể sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ để cải thiện chất lượng giấc ngủ trưa và tránh tình trạng ngủ dậy bị nhức đầu. Một trong những sản phẩm đáng cân nhắc chính là ghế gấp ngủ trưa văn phòng. Nếu bạn là nhân viên văn phòng và thường xuyên phải ngủ gục trên bàn làm việc do không có đủ diện tích nghỉ ngơi, ghế ngủ trưa HAKAWA chính là giải pháp tối ưu.

  • Thiết kế linh hoạt, dễ dàng gấp gọn, phù hợp với không gian văn phòng.
  • Hỗ trợ tư thế ngủ đúng chuẩn, giúp giảm áp lực lên vai, cổ và lưng.
  • Mang lại cảm giác thư giãn tối đa, giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ sâu và thoải mái hơn.
Sử dụng ghế xếp thư giãn văn phòng nâng cao giấc ngủ của bạn
Sử dụng ghế xếp thư giãn văn phòng nâng cao giấc ngủ của bạn

2.5. Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Để khắc phục tình trạng ngủ trưa bị nhức đầu, việc hạn chế sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ là rất quan trọng. Nên tránh uống cà phê, trà, nước ngọt có gas và hạn chế hút thuốc lá trước khi ngủ trưa. Thay vì uống cà phê hoặc trà, bạn có thể chọn các loại thức uống không chứa cafein như nước lọc, nước trái cây hoặc nước ép.

Bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ
Bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ

2.6. Thăm khám bác sĩ

Nếu bạn gặp tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu mệt mỏi và không cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp kể trên, bạn nên nghĩ đến việc thăm khám bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá chính xác hơn về tình trạng của bạn và đề xuất các biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề.

> Tham khảo thêm: Ngủ trưa nhiều có tốt không? Tác hại của ngủ trưa nhiều

Nếu tình trạng không thuyên giảm bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe
Nếu tình trạng không thuyên giảm bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý nếu tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu buồn nôn kéo dài có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, do đó việc tìm kiếm sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo bạn có được giải pháp phù hợp và sức khỏe được bảo đảm.

Qua bài viết này, HAKAWA đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu, buồn nôn. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phù hợp để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về các sản phẩm về ghế xếp thư giãn, vui lòng liên hệ với HAKAWA để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon