Tin mới nhất

13+ nguyên nhân ngủ trưa dậy thấy tim đập nhanh

Ngủ trưa là cách giúp cơ thể thư giãn và phục hồi năng lượng, nhưng đôi khi bạn có thể ngủ trưa dậy thấy tim đập nhanh, hồi hộp bất thường. Đây là hiện tượng khá phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như căng thẳng, thiếu ngủ, hạ đường huyết hoặc thậm chí là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vậy tại sao ngủ trưa thức dậy tim đập nhanh? Hãy cùng HAKAWA tìm hiểu 13+ nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục trong bài viết này!

1. 13+ nguyên nhân ngủ trưa dậy thấy tim đập nhanh mà bạn nên biết 

Hiện tượng ngủ trưa dậy thấy tim đập nhanh có thể khiến nhiều người lo lắng, nhưng đây không phải lúc nào cũng là dấu hiệu nguy hiểm. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm căng thẳng, thiếu ngủ, hạ đường huyết hoặc rối loạn tim mạch. Dưới đây là 13+ nguyên nhân phổ biến mà bạn có thể tham khảo qua: 

1.1 Do căng thẳng, lo âu 

Căng thẳng và lo âu là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến ngủ trưa dậy thấy tim đập nhanh. Khi bạn căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, khiến cơ thể tiết ra hormone adrenaline và cortisol, làm tim đập nhanh hơn. Nếu trước khi ngủ trưa, bạn suy nghĩ quá nhiều hoặc lo lắng về một vấn đề nào đó, giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến hiện tượng tim đập mạnh khi thức dậy. 

Căng thẳng, lo âu là nguyên nhân chính khiến bạn ngủ dậy bị nhức đầu
Căng thẳng, lo âu là nguyên nhân chính khiến bạn ngủ dậy bị nhức đầu

1.2 Chế độ dinh dưỡng không hợp lý 

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể là nguyên nhân khiến ngủ trưa thức dậy thấy tim đập nhanh. Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, caffeine hoặc các chất kích thích trước khi ngủ, hệ thần kinh có thể bị kích thích quá mức, làm nhịp tim tăng nhanh khi thức dậy. Ngược lại, nếu bạn ăn quá ít hoặc bỏ bữa, lượng đường trong máu có thể giảm mạnh, khiến tim phải đập nhanh hơn để bù đắp năng lượng cho cơ thể. Vì thế, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, tránh thực phẩm có hại trước giấc ngủ trưa sẽ giúp hạn chế tình trạng này.

1.3 Thiếu ngủ khiến bạn ngủ trưa dậy thấy tim đập nhanh

Thiếu ngủ kéo dài có thể khiến bạn rối loạn hệ thần kinh và tim mạch, dẫn đến tình trạng ngủ trưa dậy thấy tim đập nhanh. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh hơn, khiến tim đập nhanh hơn bình thường. Ngoài ra, thiếu ngủ còn làm tăng hormone căng thẳng như cortisol và adrenaline, khiến bạn dễ bị hồi hộp, tim đập nhanh và cảm giác bồn chồn khi thức dậy. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên đảm bảo ngủ đủ giấc vào ban đêm và duy trì giấc ngủ trưa hợp lý, không quá dài hoặc quá muộn.

Thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ khiến bạn rối loạn hệ thần kinh và tim mạch, dẫn đến tình trạng ngủ trưa dậy thấy tim đập nhanh
Thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ khiến bạn rối loạn hệ thần kinh và tim mạch, dẫn đến tình trạng ngủ trưa dậy thấy tim đập nhanh

1.4 Do Hormone sinh dục nữ

Sự thay đổi hormone sinh dục nữ, đặc biệt là estrogen và progesterone, có thể là nguyên nhân khiến ngủ trưa dậy thấy tim đập nhanh. Trong chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ hoặc giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ hormone này dao động mạnh, ảnh hưởng đến hệ tim mạch và gây ra tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp. 

Sự mất cân bằng hormone cũng có thể làm thay đổi huyết áp, gây cảm giác bồn chồn và khó chịu khi thức dậy. Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, phụ nữ nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và duy trì lối sống lành mạnh để cân bằng hormone tự nhiên.

1.5 Ngủ trưa thức dậy tim đập nhanh là do thiếu máu

Thiếu máu là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến ngủ trưa thức dậy tim đập nhanh. Khi cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các cơ quan, tim phải hoạt động mạnh hơn để bơm máu, dẫn đến tình trạng tim đập nhanh khi thức dậy. Ngoài ra, nếu cơ thể bị thiếu máu còn gây chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao và hoa mắt sau khi ngủ. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, rau xanh đậm, trứng, hải sản và các loại hạt vào chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu tình trạng tim đập nhanh kéo dài, bạn nên đi khám để kiểm tra sức khỏe và có hướng điều trị phù hợp.

1.6 Nguyên nhân do hạ đường huyết 

Khi lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách giải phóng adrenaline, đây là một hormone giúp tăng đường huyết nhưng cũng làm tim đập nhanh hơn. Tình trạng này thường xảy ra nếu bạn nhịn ăn quá lâu, ăn ít tinh bột hoặc mắc bệnh tiểu đường. Ngoài tim đập nhanh, hạ đường huyết còn có thể gây chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh, run rẩy và mệt mỏi sau khi thức dậy. Để tránh tình trạng này, bạn nên ăn uống đầy đủ trước giấc ngủ trưa, ưu tiên thực phẩm giàu protein, chất xơ và hạn chế đồ ngọt dễ gây tụt đường huyết đột ngột.

Hạ đường huyết cũng khiến bạn nhức đầu và tim đập nhanh sau khi ngủ dậy
Hạ đường huyết cũng khiến bạn nhức đầu và tim đập nhanh sau khi ngủ dậy

1.7 Do thiếu nước 

Ngủ trưa thức dậy thấy tim đập nhanh có thể là do cơ thể bạn thiếu nước. Bởi vì, nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước thể tích máu sẽ giảm, buộc tim phải hoạt động mạnh hơn để duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan, dẫn đến nhịp tim tăng nhanh. Ngoài ra, mất nước còn gây mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tim mạch, khiến bạn cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi hoặc khô miệng sau khi thức dậy. 

1.8 Ngủ sai tư thế

Khi bạn ngủ sai tư thế, nằm sấp hoặc gối quá cao, cơ thể có thể bị chèn ép, đặc biệt là vùng lồng ngực và đường hô hấp sẽ dẫn đến lượng oxy cung cấp cho cơ thể giảm, buộc tim phải hoạt động mạnh hơn để bơm máu, dẫn đến hiện tượng ngủ trưa thức dậy thấy tim đập nhanh. Bên cạnh đó, khi ngủ sai tư thế sẽ khiến tê bì chân tay, đau cổ vai gáy và cảm giác chóng mặt sau khi thức dậy. 

Ngủ sai tư thế hoặc nằm gối quá cao cũng khiến bạn nhức đầu sau khi ngủ dậy
Ngủ sai tư thế hoặc nằm gối quá cao cũng khiến bạn nhức đầu sau khi ngủ dậy

1.9 Do ngủ quá lâu 

Nếu ngủ trưa quá lâu, khi thức dậy sẽ xuất hiện hiện tượng chóng mặt, đau đầu và tim đập nhanh. Bởi vì, khi bạn ngủ sâu trong thời gian dài, hệ thần kinh tự động điều chỉnh nhịp tim và huyết áp xuống mức thấp hơn. Khi thức dậy đột ngột, cơ thể chưa kịp thích nghi, dẫn đến tim phải đập nhanh hơn để bù đắp lưu lượng máu cần thiết. 

Ngoài ra, ngủ trưa quá lâu cũng có thể khiến bạn cảm thấy uể oải, đau đầu và khó ngủ vào ban đêm. Để tránh tình trạng này, bạn nên giới hạn thời gian ngủ trưa khoảng 20-30 phút để cơ thể được nghỉ ngơi mà không gây ảnh hưởng đến nhịp tim.

1.10 Tiếp xúc với ánh sáng mạnh 

Nếu bạn tiếp xúc với ánh sáng mạnh trước khi ngủ, sẽ dẫn đến hiện tượng ngủ trưa thức dậy thấy tim mình đập nhanh hơn bình thường. Bởi vì, ánh sáng mạnh, đặc biệt là ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính hoặc ánh nắng gay gắt, có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, khiến cơ thể căng thẳng và tim đập nhanh hơn khi thức dậy. Ngoài ra, ánh sáng mạnh còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin – hormone điều hòa giấc ngủ, gây cảm giác bồn chồn, mệt mỏi.

Khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh trước khi ngủ, bạn sẽ dễ gặp tình trạng nhức đầu và tim đập nhanh sau khi ngủ dậy
Khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh trước khi ngủ, bạn sẽ dễ gặp tình trạng nhức đầu và tim đập nhanh sau khi ngủ dậy

1.11 Do thay đổi áp suất máu 

Sự thay đổi áp suất máu đột ngột có thể là nguyên nhân khiến ngủ trưa thức dậy thấy tim đập nhanh. Khi bạn nằm lâu và đột ngột ngồi dậy hoặc đứng lên, huyết áp có thể giảm nhanh chóng, buộc tim phải đập nhanh hơn để bù đắp lượng máu lên não và các cơ quan khác. Hiện tượng này thường xảy ra ở những người bị huyết áp thấp, rối loạn tuần hoàn hoặc mất nước.

1.12 Thở không đều khi ngủ

Thở không đều khi ngủ có thể làm gián đoạn quá trình cung cấp oxy cho cơ thể, dẫn đến tình trạng ngủ trưa thức dậy thấy tim đập nhanh. Khi hơi thở bị nông, chậm hoặc ngừng thở trong thời gian ngắn (như trong hội chứng ngưng thở khi ngủ), não bộ sẽ phát tín hiệu cảnh báo, khiến tim phải đập nhanh hơn để bù đắp lượng oxy thiếu hụt. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên ngủ trong tư thế thoải mái, tránh nằm sấp hoặc che kín mặt, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ hệ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn.

1.13 Do dị ứng hoặc viêm xoang 

Dị ứng hoặc viêm xoang có thể ảnh hưởng đến quá trình hô hấp khi ngủ. Khi đường hô hấp bị tắc nghẽn do viêm xoang hoặc phản ứng dị ứng, cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ oxy, buộc tim phải hoạt động mạnh hơn để bơm máu giàu oxy đến các cơ quan khác khiến bạn ngủ trưa dậy sẽ có hiện tượng tim đập nhanh hơn bình thường. 

Dị ứng hoặc viêm xoang có thể ảnh hưởng đến quá trình hô hấp khi ngủ
Dị ứng hoặc viêm xoang có thể ảnh hưởng đến quá trình hô hấp khi ngủ

1.14 Ảnh hưởng của caffeine hoặc rượu

Caffeine có trong cà phê, trà, nước tăng lực giúp bạn tỉnh táo nhưng cũng có thể làm tim đập nhanh và gây rối loạn giấc ngủ nếu tiêu thụ quá nhiều trước khi ngủ trưa. Tương tự, rượu ban đầu có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng sau đó lại làm giấc ngủ bị gián đoạn, khiến hệ thần kinh hoạt động bất thường và gây ra nhịp tim nhanh khi thức dậy. Để tránh tình trạng này, bạn nên hạn chế uống cà phê hoặc rượu trước giấc ngủ trưa và ưu tiên các loại đồ uống lành mạnh như nước lọc hoặc trà thảo mộc.

2. Ngủ dậy thấy tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp ngủ trưa thức dậy thấy tim đập nhanh không quá nguy hiểm và thường do những nguyên nhân như thay đổi tư thế đột ngột, căng thẳng, mất nước hoặc hạ đường huyết. Trong những trường hợp này, tình trạng tim đập nhanh thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Tuy nhiên, nếu bạn đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng triệu chứng vẫn không cải thiện hoặc đi kèm với các biểu hiện như chóng mặt, đau tức ngực, khó thở, ngất xỉu, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý khác. Trong trường hợp này, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.

> Tham khảo thêm: Nên ngủ trưa bao lâu là đủ, thức dậy không bị mệt

Tình trạng tim đập nhanh bạn có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Tình trạng tim đập nhanh bạn có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

3. Một số biện pháp cải thiện tình trạng tim đập nhanh sau khi ngủ trưa 

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn cải thiện tình trạng tim đập nhanh sau khi ngủ dậy:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Bạn nên làm việc điều độ, tránh căng thẳng và dành thời gian thư giãn bằng cách trò chuyện với bạn bè hoặc tham gia các hoạt động yêu thích.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc: Bạn nên hình thành thói quen ngủ trưa hợp lý, không ngủ quá lâu (chỉ từ 20-30 phút), đồng thời duy trì giấc ngủ đêm đủ 7-8 tiếng để cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn nên hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… đặc biệt trước giờ ngủ để tránh ảnh hưởng đến nhịp tim.
  • Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể thao sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe tim mạch, đặc biệt các bài tập như yoga, thiền hoặc hít thở sâu có thể giúp ổn định nhịp tim và cải thiện giấc ngủ.
  • Uống đủ nước: Thiếu nước có thể làm giảm huyết áp và khiến tim phải đập nhanh hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Vì thế, bạn cần bổ sung nước đầy đủ nước để đảm bảo cơ thể không bị mất nước 
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Khi thức dậy sau giấc ngủ trưa, bạn nên ngồi dậy từ từ để cơ thể kịp thích nghi với sự thay đổi của huyết áp, tránh cảm giác chóng mặt, hoa mắt.

> Xem thêm: Ngủ trưa có tác dụng gì? Lợi ích của việc ngủ trưa

Bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung đầy các chất dinh dưỡng để hạn chế tình trạng tim đập nhanh sau khi thức dậy
Bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung đầy các chất dinh dưỡng để hạn chế tình trạng tim đập nhanh sau khi thức dậy

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến khiến bạn ngủ trưa dậy thấy tim đập nhanh và cách cải thiện hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng này và biết cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc đi kèm các dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên theo dõi Cẩm nang của HAKAWA để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon