Tin mới nhất

Người bị tai biến nhẹ nên LÀM GÌ để phục hồi chức năng?

Bệnh tai biến nhẹ có thể xảy ra cả với người già lẫn người trẻ. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết người bị tai biến nhẹ và người bị tai biến nhẹ nên làm gì? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây của Hakawa!

Tai biến nhẹ nên làm gì
Tai biến nhẹ nên làm gì

1.Tai biến nhẹ là gì?

Tai biến nhẹ còn được hiểu là thiếu máu não thoáng qua. Vì thế mà dạng tai biến nhẹ rất nhanh để hồi phục. Thậm chí, quá trình hồi phục chỉ diễn ra trong vài phút, hoặc vài tiếng đồng hồ mà không để lại bất kỳ di chứng yếu liệt nào. Tuy nhiên, người có tiền sử tai biến nhẹ cũng không nên chủ quan. Bởi lẽ đây được xem là một trong những dấu hiệu cho thấy người bệnh có nguy cơ thiếu máu não thực sự. Tệ hơn là sau tai biến vài năm, người bệnh có thể có nguy cơ tử vong.

2.Dấu hiệu nhận biết tai biến nhẹ

Trước khi tìm hiểu người bị tai biến nhẹ nên làm gì, bạn đọc cần xem qua mình có những dấu hiệu sau đây hay không. Nếu có các dấu hiệu dưới đây, khả năng cao là bạn đang bị tai biến nhẹ, cụ thể như sau:

Dấu hiệu của tai biến mạch máu não nhẹ
Dấu hiệu của tai biến mạch máu não nhẹ

Dấu hiệu của tai biến mạch máu não nhẹ

  • Bỗng nhiên đau, nhức đầu một cách dữ dội, đột ngột.
  • Hay bị chóng mặt, choáng, thậm chí là ù tai một cách đột ngột, bất ngờ.
  • Đang đứng vững thì bỗng nhiên thấy ở một bên chân bị yếu hẳn đi, thậm chí là khó đứng vững như bình thường.
  • Đột ngột tay khó cầm nắm chắc đồ vật, sau khi làm rơi thì rất khó để nhặt lại vật đã rơi
  • Ngôn ngữ bị rối loạn một cách đột ngột, khó kiểm soát. Cụ thể là nói khó, nói ngọng. Các biểu hiện của việc rối loạn ngôn ngữ có thể chỉ diễn ra trong vài phút ngắn ngủi. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể sẽ duy trì cả ngày trước khi bị người phát mất khả năng phát ngôn. Lúc này, người bệnh không còn tai biến nhẹ nữa mà chuyển sang tình trạng nghiêm trọng hơn.
  • Đầu ngón tay hay có cảm giác bị tê. Còn phần chân và nửa thân trên đột ngột có cảm giác như kim châm, hoặc như kiến đốt.
  • Mất hẳn kiểm soát, chẳng hạn như đang nói thì ngưng lại một cách đột ngột, làm rơi đồ vật mà không hề hay biết
  • Tri thức bị rối loạn một cách đột ngột, khó kiểm soát. Cụ thể là không xác định được thời gian, không gian. Biểu hiện này có thể duy trì trong vài phút ngắn ngủi hoặc vài tiếng đồng hồ.
  • Bị điếc hoặc quên đi một điều gì đó trong khoảng thời gian ngắn.
  • Mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn. Có thể xảy ra với cả 2 bên mắt trong khoảng vài giây.

3.Người bị tai biến nhẹ nên làm gì để phục hồi chức năng?

3.1.Tham khảo, tuân thủ hướng dẫn điều trị phục hồi của bác sĩ

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trên, dù chỉ là 2 – 3 biểu hiện xảy ra trong vài phút ngắn ngủi. Người bệnh cũng không được chủ quan mà lập tức liên hệ bác sĩ, đặt lịch thăm khám tại bệnh viện. Sau khi được bác sĩ chẩn đoán tình hình bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn điều trị phục hồi của bác sĩ. Vì ở mỗi giai đoạn, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các kỹ thuật phục hồi khác nhau. Đồng thời, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng được nhận nhiều lời khuyên, được kê  thuốc uống, kết hợp cùng những bài tập phục hồi chức năng để bệnh tình nhanh chóng được cải thiện.

Người bị tai biến nhẹ nên làm gì để phục hồi chức năng?

3.2.Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng sống chung với di chứng

Đối với người bị tai biến nhẹ, việc có thể sống chung với di chứng là hoàn toàn có thể xảy ra. Hơn hết, vẫn rất cần người bệnh có thái độ lạc quan, sống tích cực. Theo nghiên cứu, người ta nhận thấy bệnh tai biến có thể được cải thiện rõ rệt nhờ vào thái độ của người bệnh. Vì vậy, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng sống chung với di chứng, người bệnh sẽ không còn shock, hoang mang nữa. Thay vào đó là đón nhận và sống lạc quan, tích cực.

3.3.Loại bỏ thói quen, nguy cơ tái phát tai biến

Người bị tai biến nhẹ cần có thói quen sống lành mạnh, tích cực để loại bỏ, ngăn ngừa tái phát bệnh. Cụ thể là cần hạn chế, hoặc bỏ hẳn thói quen hút thuốc, uống rượu bia,… Đồng thời, người bệnh cũng cần hạn chế ăn mặn, ăn nhiều thức ăn chứa chất béo,…

Chế độ ăn dinh dưỡng để phục hồi tai biến
Chế độ ăn dinh dưỡng để phục hồi tai biến

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Người thân của người bệnh khi tìm hiểu người bị tai biến nhẹ nên làm gì, hơn hết rất cần chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Ở người bị tai biến nhẹ, họ cần nhất là những thức ăn chống loãng máu, cụ thể như sau:

  • Thường xuyên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin c, kali như bưởi, chuối, cam,…
  • Thường xuyên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, các loại đậu như đậu nành, đậu đỏ,…
  • Thường xuyên bổ sung các loại rau, củ, quả giàu chất xơ, axit folic như các loại rau có màu xanh đậm, súp lơ,…
  • Cung cấp các chất béo bão hòa như dầu đậu nành, dầu cá mòi, cá thu, cá ngừ hoặc đậu mè,…
  • Hạn chế cung cấp các thực phẩm có chứa vitamin K như lòng đỏ trứng gà, dâu tây, dầu oliu,…
  • Hạn chế cung cấp các thực phẩm có chứa nhiều muối, giàu đạm, chất béo như nội tạng động vật, loại thịt đỏ,…

Kiên trì tập vật lý trị liệu

>>> Mời quý khách hàng xem thêm giường y tế trợ lực giúp người bệnh nghỉ ngơi thoải mái và hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân nhanh chóng

3.4.Kiên trì áp dụng các bài tập vật lý trị liệu của bác sĩ

Một trong những phương pháp phục hồi chức năng an toàn được người bị tai biến nhẹ sử dụng thường xuyên, phổ biến hiện nay là các bài tập vật lý trị liệu. Người bệnh có thể luyện tập các bài tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ ngay tại bệnh viện hay trung tâm vật lý trị liệu. Nếu đã xuất viện, bệnh nhân cũng có thể luyện tập ngay tại không gian nhà mình. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, rất cần có sự hỗ trợ, hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ điều trị. Bởi vì với mỗi bài tập đều được các bác sĩ thiết kế sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.

3.5.Hạn chế té ngã

Người phục hồi sau tai biến nhẹ nên hoạt động, làm việc cẩn thận để tránh bị té ngã, gây tổn thương cho các cơ, các mô. Nếu xảy ra tình trạng té ngã, đặc biệt là ở các mô, các cơ quan trọng, sẽ dẫn đến tình trạng tai biến nghiêm trọng hơn. Hơn hết, người nhà của bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi, quan sát để từ đó kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh.

3.6.Tập hoạt động, sinh hoạt thường ngày

Người bị tai biến nhẹ nên làm gì? Họ cần phải tự làm các hoạt động chăm sóc bản thân dưới sự hỗ trợ của người thân. Ngườibị tai biến nhẹ có thể tự ăn, uống, chải đầu, thay quần áo, đi vệ sinh, rửa mặt,… Người thân cần có biết cách để hỗ trợ người bệnh di chuyển từ xe lăn lên giường và ngược lại, từ giường xuống xe lăn. Cụ thể là người bị tai biến nhẹ cần ngồi ở mép giường, song song với việc xe lăn cũng được đặt ở cạnh ghế về phía bên bị liệt của người bệnh. Vì người bệnh cần nâng mông lên khỏi mặt giường để xoay sang phía bên bị liệt rồi mới ngồi xuống xe lăn được. Nên người nhà cần lựa chọn cho bệnh nhân giường nằm chỉ nên cao bằng ghế (xe lăn).

Điều trị tai biến bằng cách châm cứu
Điều trị tai biến bằng cách châm cứu

>>> Tìm hiểu thêm các sản phẩm ghế tựa lưng cho người bệnh tại đây

3.7.Điều trị bằng phương pháp châm cứu

Người bị tai biến nhẹ nên làm gì? Người bệnh có thể chọn điều trị bằng phương pháp châm cứu. Châm cứu ở một số huyệt trên cơ thể, chẳng hạn như kiên trung, kiên tỉnh, tý nhu ( huyệt ở tay),… hoặc hòn khiêu, âm lăng tuyền, phong thị ( huyệt ở chân),…hoặc ở bách hồi, giáp xa, hạ quan (huyệt ở mặt cổ). Mỗi lần thực hiện châm cứu được kéo dài trong vòng 25 – 30 phút. Liệu trình được thực hiện khoảng từ 30 – 45 lần. Tuy nhiên, liệu trình nhiều hay ít còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tai biến của bệnh nhân.

Trong khi đó, thủy châm lại áp dụng với một số huyệt khác trên cơ thể như huyệt giáp tích khi bệnh nhân bị liệt chi sau tai biến hoặc một số huyệt khác như phong thị, thủ tam lý,… Áp dụng điều trị bằng thủy châm, người bệnh còn cần bổ sung thêm vitamin B1, B6 và B12 ở liều cao. Kết hợp cùng với thuốc hỗ trợ tuần hoàn não và nuôi dưỡng thần kinh như Cerebrolysin, Gliatilin, Citicoline.

Với bài viết này, Hakawa đã chia sẻ tất tần tật thông tin người bị tai biến nhẹ nên làm gì. Nếu có các dấu hiệu trên, bạn đọc cũng đừng quá lo lắng mà hãy luôn giữ vững tinh thần lạc quan, vui vẻ. Chúc bạn đọc sớm cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *