Tin mới nhất

Hướng dẫn SỬ DỤNG máy tạo oxy tại nhà và các LƯU Ý cần biết

Dù không phải là loại thiết bị gì quá xa lại với hầu hết mọi người, tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng biết cách sử dụng máy thở oxy tại nhà sao cho đúng và hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, Hakawa sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy tạo oxy một cách chi tiết và hiệu quả nhất. 

1. Tại sao nên trang bị một chiếc máy tạo oxy tại nhà?

Việc có sẵn máy tạo oxy tại nhà giúp đảm bảo một nguồn cung oxy luôn ổn định và liên tục để sử dụng trong những tình huống cần thiết. Việc có sẵn máy tạo oxy y tế tại nhà cũng giúp người già và người bệnh không phải phụ thuộc vào việc đến bệnh viện thường xuyên, tạo ra sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

Tại sao nên trang bị máy thở oxy tại nhà?
Tại sao nên trang bị máy thở oxy tại nhà?

Ngoài ra, máy tạo oxy tại nhà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm thiểu các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trong các tình huống khẩn cấp như lên cơn suy tim, hen suyễn hay đột ngột khó thở, máy tạo oxy có thể cung cấp sự hỗ trợ kịp thời, giúp bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người bệnh khi cần cấp cứu một cách hiệu quả.

2. Cách sử dụng máy thở oxy tại nhà hiệu quả

2.1. Bước 1: Chuẩn bị máy thở oxy

Trước khi bắt đầu sử dụng máy thở oxy, hãy kiểm tra kỹ lưỡng các bộ phận của máy để đảm bảo rằng không có bất kỳ hỏng hóc hoặc sự cố nào. Đặt máy ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh xa các nguồn nhiệt cao hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp. Đảm bảo rằng máy được đặt trên một bề mặt phẳng và ổn định. Kiểm tra bộ lọc khí và thay thế nếu cần thiết để đảm bảo khí oxy luôn sạch sẽ và an toàn cho người sử dụng.

Cách sử dụng máy thở oxy tại nhà
Cách sử dụng máy thở oxy tại nhà

2.2. Bước 2: Kết nối nguồn điện

Sau khi đã chuẩn bị máy, bước tiếp theo là kết nối máy với nguồn điện. Cắm dây nguồn của máy vào ổ cắm điện, đảm bảo rằng nguồn điện ổn định và không bị gián đoạn. Trước khi bật máy, hãy kiểm tra xem dây điện có bị hư hỏng hoặc bị xoắn không, và đảm bảo rằng phích cắm được cắm chắc chắn vào ổ điện để tránh tình trạng mất điện đột ngột trong quá trình sử dụng.

2.3. Bước 3: Kết nối ống oxy

Lấy ống oxy và gắn một đầu vào đầu ra oxy trên máy, đảm bảo rằng ống được kết nối chặt chẽ và không bị rò rỉ. Đầu còn lại của ống sẽ được kết nối với ống thở mũi hoặc mặt nạ oxy mà người bệnh sẽ sử dụng. Kiểm tra kỹ lưỡng các kết nối để đảm bảo không có sự cố rò rỉ khí.

Kết nối với ống thở mũi và mặt nạ thở
Kết nối với ống thở mũi và mặt nạ thở

2.4. Bước 4: Bật nguồn và khởi động máy

Sau khi đã kết nối xong các bộ phận, hãy bật nguồn máy thở oxy bằng cách nhấn nút khởi động hoặc công tắc nguồn trên máy. Máy sẽ bắt đầu hoạt động và hiển thị các thông số kỹ thuật trên màn hình (nếu có). Hãy lắng nghe âm thanh của máy để đảm bảo rằng máy hoạt động bình thường và không phát ra những tiếng kêu bất thường, đó có thể là dấu hiệu của sự cố.

2.5. Bước 5: Điều chỉnh lưu lượng oxy 

Máy thở oxy thường được trang bị nút hoặc con lăn để điều chỉnh lưu lượng oxy. Dựa vào hướng dẫn của bác sĩ, điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp với nhu cầu của người bệnh. Lưu lượng oxy thường được đo bằng lít/phút (LPM). Đảm bảo rằng bạn theo dõi các thông số trên máy và điều chỉnh cho đến khi đạt được mức oxy cần thiết, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái.

Điều chỉnh lưu lượng oxy
Điều chỉnh lưu lượng oxy

2.6. Bước 6: Sử dụng ống thở mũi

Cuối cùng, hãy sử dụng ống thở mũi để cung cấp oxy cho người bệnh. Đặt ống thở vào lỗ mũi của người bệnh và điều chỉnh dây đeo qua tai để giữ ống cố định. Đảm bảo rằng ống thở mũi được đặt đúng vị trí và không gây khó chịu cho người bệnh. Theo dõi phản ứng của người bệnh trong quá trình sử dụng và điều chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo họ luôn cảm thấy thoải mái và nhận đủ lượng oxy cần thiết.

3. Cách bảo quản máy thở oxy sau khi dùng

Bên cạnh việc học cách sử dụng máy tạo oxy tại nhà thì chúng ta cũng cần học cách bảo quản máy thở oxy đúng cách sau khi sử dụng để kéo dài tuổi thọ của thiết bị và đảm bảo máy luôn sẵn sàng hoạt động cho lần sử dụng tiếp theo. Dưới đây là một số bước cơ bản để bảo quản máy thở oxy.

Cách bảo quản máy thở oxy sau khi dùng
Cách bảo quản máy thở oxy sau khi dùng
  • Tắt máy và ngắt nguồn điện: Sau khi sử dụng xong, hãy tắt máy thở oxy bằng cách nhấn nút tắt hoặc công tắc nguồn. Sau đó, rút dây nguồn ra khỏi ổ điện để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện năng.
  • Vệ sinh các bộ phận: Tháo rời các bộ phận như ống thở mũi, mặt nạ oxy và các ống dẫn khí. Sử dụng dung dịch sát khuẩn nhẹ và nước ấm để rửa sạch các bộ phận này, sau đó lau khô hoàn toàn trước khi lắp lại. Đối với bộ lọc khí, hãy kiểm tra và thay thế định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Kiểm tra và bảo trì định kỳ: Kiểm tra các bộ phận của máy thở oxy để phát hiện kịp thời các hỏng hóc hoặc dấu hiệu mài mòn. Định kỳ bảo trì máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.
  • Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát: Sau khi đã vệ sinh và kiểm tra máy, hãy bảo quản máy ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt, độ ẩm cao và ánh nắng trực tiếp. Đảm bảo máy được đặt trên bề mặt phẳng và ổn định để tránh va đập hoặc lật đổ.
  • Lưu trữ đúng cách: Nếu không sử dụng máy trong một thời gian dài, hãy lưu trữ máy trong hộp đựng hoặc bao bì gốc để bảo vệ khỏi bụi bẩn và các tác nhân gây hại từ môi trường. Đảm bảo các bộ phận như ống dẫn khí và mặt nạ được đặt gọn gàng và không bị uốn cong hoặc hỏng hóc.

Cách bảo quản máy đóng một vai trò quan trọng không thua kém gì cách sử dụng máy tạo oxy. Vậy nên, hãy thật tỉ mỉ và chỉn chu khi thực hiện hành động này. 

4.Lưu ý sử dụng máy tạo oxy trợ thở cho người bệnh ngay tại nhà

Máy tạo oxy đóng vai trò rất lớn đối với các bệnh nhân bị bệnh về hô hấp thậm chí mang tính quyết định sự sống còn. Tuy nhiên sử dụng máy tạo oxy tại nhà cũng cần đúng cách vì khi nạp lượng oxy quá nhiều thì cũng không hề tốt. Vì đối với các bệnh nhân tại bệnh viện thì bác sĩ sẽ điều chỉnh lưu lượng oxy cho phù hợp với  bệnh tình của mỗi người. Và khi mua sử dụng máy thở oxy tại nhà thì chúng ta cần lưu ý những điều sau để nhận được những giá trị tốt nhất.

4.1.Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Những bệnh nhân có bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính nếu thở oxy liều quá cao có thể dẫn đến tình trạng gây ức chế hô hấp. Chính vì vậy, cần phải tham khảo và xin lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng máy tạo oxy tại nhà. Cần theo dõi bệnh nhân trong quá trình điều trị bằng liệu pháp thở khí oxy tại nhà, nếu bệnh nhân có bất kỳ chuyển biến nào cần xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Lưu ý việc tăng giảm lưu lượng oxy không được tự ý thực hiện.

Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa
Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa

ĐẶT HÀNG NGAYBảo Hành 1 Năm – Đổi Trả 30 ngày

4.2.Lựa chọn dung tích máy theo tình trạng của bệnh nhân

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về dung lượng oxy, và thời gian sử dụng máy đối với người bệnh. Khi lựa chọn sử dụng, bạn nên hỏi bác sĩ xem bệnh nhân nên sử dụng máy thở oxy dung tích bao nhiêu là phù hợp. Vì nếu bệnh nhân mắc bệnh nặng nhưng máy không đủ cung cấp đủ khí oxy cho bệnh nhân, có thể khiến bệnh ngày càng trở nặng. Lúc này máy tạo oxy 5 lít trở lên sẽ đáp ứng đầy đủ tốt hơn nhu cầu của bệnh nhân. Máy thở oxy chỉ được dùng trong một thời gian tối thiểu được bác sĩ chỉ định. Khi người bệnh hồi phục, nên để người bệnh hít thở không khí tự nhiên.

4.3.Chỉnh mức áp suất phù hợp với mức độ của người bệnh

Cần tùy vào lời khuyên của bác sĩ và tình trạng của người bệnh để chỉnh mức áp suất tạo oxy phù hợp cùng những lưu ý như sau

Trường hợp khi bệnh nhân đang ở mức độ 1: 

  • Nếu sử dụng máy tạo oxy 3 lít thì nên chọn mức lưu lượng oxy tạo ra ở vạch oxy 2 – 2,5 lít/phút.
  • Nếu sử dụng máy tạo oxy 5 lít thì nên chọn mức lưu lượng oxy tạo ra ở vạch oxy 2 lít/phút.

Trường hợp khi bệnh nhân đang ở mức độ 2:

  • Đối với người bệnh đang ở mức độ 2 nếu sử dụng máy tạo oxy 3 lít thì nên chọn mức lưu lượng oxy tạo ra ở vạch oxy 3 – 3,5 lít/phút.
  • Nếu sử dụng máy tạo oxy 5 lít thì nên chọn mức lưu lượng oxy tạo ra ở vạch oxy 3 lít/phút.

Trường hợp khi bệnh nhân đang ở mức độ 3:

  • Đối với người bệnh đang ở mức độ 3 nếu sử dụng máy tạo oxy 3 lít thì nên chọn mức lưu lượng oxy tạo ra ở vạch oxy 3  lít/phút.
  • Nếu sử dụng máy tạo oxy 5 lít thì nên chọn mức lưu lượng oxy tạo ra ở vạch oxy 4,5 – 5 lít/phút.
Điều chỉnh mức áp suất phù hợp
Điều chỉnh mức áp suất phù hợp

4.4.Kiểm tra chất lượng máy

Kiểm tra xem máy có khả năng tạo khí oxy liên tục hay không, máy hoạt động có ồn không, nồng độ khí oxy đầu ra có cao không? Nên lựa chọn một chiếc máy tạo oxy mini tại nhà có khả năng hoạt động liên tục với độ ồn thấp tránh làm ảnh hưởng đến bệnh nhân. Nồng độ oxy với độ tinh khiết cao là vô cùng quan trọng, tốt nhất là nên có độ tinh khiết tốt nhất trong khoảng 90-96%.

Kiểm tra chất lượng máy
Kiểm tra chất lượng máy

4.5.Thường xuyên thăm khám để đánh giá kết quả điều trị

Trước khi quyết định sử dụng máy tạo oxy gia đình cho người thân, cần đến bác sĩ thăm khám để bác sĩ giải thích rõ ràng về lợi ích của máy tạo oxy trong phòng và nhận được chỉ định liều lượng oxy cần thiết đối với bệnh nhân. Sau một thời gian sử dụng, cần được sự kiểm tra của bác sĩ chuyên khoa hô hấp ít nhất 1 lần/năm để đảm bảo an toàn cho tình trạng của người bệnh.

Trong nhiều trường hợp, máy tạo oxy dùng tại nhà không phải là thiết bị hỗ trợ duy nhất cho người bệnh mà cần kết hợp cùng nhiều phương pháp trị liệu khác. Chinh vì vậy trong quá trình điều trị nếu xảy ra vấn đề hay gặp bất trắc gì, thì người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chẩn đoán lại tình hình và có phương pháp điều trị hợp lý.

Lưu ý đặc biệt là không cho bệnh nhân sử dụng liên tục vì dễ bị nghiện oxy, khiến phổi chai lì không thể hoạt động bình thường trở lại.

Thường xuyên đánh giá quá trình điều trị
Thường xuyên đánh giá quá trình điều trị

5.Khi nào cần sử dụng máy tạo oxy tại nhà

Máy tạo oxy gia đình là thiết bị hỗ trợ cung cấp oxy cho các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị tại nhà. Tuy nhiên nhiều người lại không biết rõ sử dụng máy tạo oxy tại nhà có thực sự tốt và những bệnh nhân trong tình trạng nào thì cần sử dụng máy tạo oxy mini tại nhà.

Những bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến hô hấp nói chung và bệnh nhân bị covid đang trong giai đoạn trở nặng thì không thể thiếu quá trình cung cấp oxy từ bên ngoài. Trong quá trình điều trị, họ thường xuyên gặp tình trạng khó thở, nồng độ oxy trong máu thấp, nếu tình trạng này bị diễn ra trong một thời gian dài có gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể.

Chính vì vậy, những lúc này họ cần sử dụng máy tạo oxy để hỗ trợ việc hô hấp trong quá trình điều trị tại nhà. Đặc biệt là những người không thể điều trị tại bệnh viện do tình hình phức tạp của dịch Covid, hay những bệnh nhân là F0 đang tự cách ly và điều trị tại nhà.

Ngoài ra, máy tạo oxy gia đình còn hỗ trợ cung cấp oxy cho người lớn tuổi bị tình trạng hô hấp kém, khó khăn trong việc tự hít thở. Giúp đảm bảo việc hô hấp để có thể tham gia các hoạt động cuộc sống hằng ngày một cách bình thường.

Khi nào cần sử dụng máy tạo oxy tại nhà
Khi nào cần sử dụng máy tạo oxy tại nhà

6. Những sai lầm khi dùng máy thở oxy tại nhà

Một số người mắc phải những sai lầm trong cách sử dụng máy thở oxy tại nhà, dẫn đến hiệu quả điều trị không đạt yêu cầu hoặc thậm chí gây hại cho sức khỏe người bệnh. Một sai lầm thường gặp là không tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tìm cách sử dụng máy thở oxy tại nhà. Mỗi bệnh nhân sẽ có nhu cầu oxy khác nhau, và việc tự ý điều chỉnh lượng oxy mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng như tăng nguy cơ ngộ độc oxy hoặc thiếu oxy trầm trọng.

Không vệ sinh máy thở oxy định kỳ cũng là một sai lầm lớn. Việc không vệ sinh các bộ phận như ống thở mũi, mặt nạ và bộ lọc khí có thể dẫn đến sự tích tụ của vi khuẩn và bụi bẩn, gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến chất lượng không khí mà người bệnh hít vào. Để biết cách sử dụng máy máy thở oxy tại nhà hiệu quả, đừng bỏ qua vệ sinh máy định kỳ. 

Những sai lầm khi dùng máy thở oxy tại nhà
Những sai lầm khi dùng máy thở oxy tại nhà

Một lỗi khác khi học cách sử dụng máy thở oxy tại nhà là đặt máy thở oxy ở những nơi không phù hợp. Máy cần được đặt ở nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt và ánh nắng trực tiếp. Đặt máy ở những vị trí không ổn định có thể dẫn đến nguy cơ rơi vỡ hoặc hỏng hóc.

Việc không kiểm tra định kỳ tình trạng hoạt động của máy thở oxy cũng là một sai lầm phổ biến. Không kiểm tra và bảo trì máy định kỳ có thể dẫn đến việc sử dụng một thiết bị bị hỏng hoặc hoạt động không hiệu quả, làm giảm hiệu quả điều trị và có thể gây hại cho người bệnh.

Và cuối cùng cũng là quan trọng nhất, bên cạnh việc biết cách sử dụng máy thở oxy tại nhà sao cho đúng thì nhiều người lại quên mất phải lựa chọn máy thở oxy chất lượng tốt, dẫn đến suy giảm hiệu quả khi sử dụng. Vì đây là một sản phẩm tốt cho sức khỏe, nên chúng ta đừng quá tiết kiệm mà mua những sản phẩm giá rẻ nhưng kém chất lượng. Liên hệ Hakawa để được tư vấn các sản phẩm máy tạo oxy chất lượng bạn nhé. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *