Ai cũng sẽ có nhu cầu di chuyển nhất là khi đi xa thì máy bay là phương tiện được chọn lựa nhiều. Đối với bệnh nhân có bệnh hô hấp họ cũng có nhu cầu di chuyển đường hàng không như thăm người thân, du lịch, giúp cho người bệnh có thể sống chung với bệnh một cách năng động và tự chủ. Tuy nhiên, khi di chuyển bằng máy bay thì cần xem xét đánh giá cẩn thận và có những hướng dẫn thích hợp. Vì vậy, HAKAWA đã tổng hợp một số thông tin liên quan để chia sẻ cùng bạn đọc ngay dưới đây.
Một số người bị bệnh hộ hấp sẽ cần đến việc trợ thở trên máy bay
1.Hiểu về chỉ số PaO2 trên khoang máy bay
Khi di chuyển bằng máy bay, ở một độ cao nhất định người ta sẽ tạo một áp lực tương đương với áp lực khí quyển ở độ cao 5000 – 8000 feet (# 1524 – 2438m) đối với máy bay thông thường và 6000 feet (# 1829m) .Điều này giúp giảm tình trạng khó chịu cho hành khách trong máy bay.
Tuy nhiên với áp lực khí quyển trên cao thấp xuống như vậy thì chỉ số PIO2(Partial pressure of inspired oxygen = áp suất khí oxy trong hơi thở vào) sẽ giảm do PIO2 phụ thuộc vào áp lực khí quyển theo công thức:
PIO2 = (PB – 47mmHg) x FIO2.
PIO2 giảm tương đương mức nồng độ oxy 15,1% – 17,1% ở ngang mực nước biển sẽ dẫn đến hạ oxy máu (paO2 xấp xỉ 53 – 64mmHg hay SpO2 85 – 91%).
Tình trạng giảm oxy trong máu ở mức độ này với người bình thường thì có thể thích nghi được mà không gây triệu chứng gì.
Chỉ số Pio2 hạ thấp có thể ảnh hưởng cho người mắc bệnh hô hấp
Tuy nhiên, với người đang mắc các bệnh lý hô hấp thì hạ oxy máu sẽ có nguy cơ khiến bệnh trở nên nguy hiểm. Vậy nên với những người cơ bệnh nền cần thông báo tình trạng sức khoẻ rõ trước khi khởi hành để được hướng dẫn chăm sóc đảm bảo an toàn trên chuyến bay.
2.Chỉ định đánh giá nguy cơ hạ oxy máu trên máy bay
Các đối tượng sau đây cần đánh giá nguy cơ hạ oxy máu trước chuyến bay:
– COPD trung bình và nặng, hen kiểm soát kém.
– Bệnh phổi hạn chế (bao gồm cả bệnh lý thành ngực và bệnh cơ hô hấp) nhất là có kèm hạ oxy máu và/hoặc tăng CO2 máu.
– Bệnh xơ nang.
– Tiền sử có các triệu chứng hô hấp khi đi máy bay (khó thở, đau ngực, lú lẫn hoặc ngất).
– Có các bệnh đồng mắc có thể nặng hơn vì hạ oxy máu (bệnh mạch máu não, bệnh mạch vành, suy tim…)
– Vừa xuất viện trong 6 tuần trước vì suy hô hấp cấp.
– Tràn khí màng phổi mới đây.
– Nguy cơ hoặc tiền sử có huyết khối tĩnh mạch.
– Đang có nhu cầu thở oxy hỗ trợ hoặc thông khí nhân tạo.
– Trẻ có bệnh lý hô hấp bẩm sinh. (trẻ sơ sinh bình thường chỉ được bay khi hơn 1 tuần tuổi).
Các bước tầm soát hạ oxy máu trên máy bay
Bước 1: Đo SpO2:
Nếu SpO2 > 95%: Không cần thở oxy trên chuyến bay.
Nếu 92% < SpO2 < 95% và không có thêm các yếu tố nguy cơ: Không cần thở oxy trên chuyến bay.
Nếu 92% < SpO2 < 95% và có thêm các yếu tố nguy cơ: Chuyển sang thực hiện các phép đánh giá bước tiếp theo.
Nếu SpO2 < 92%: Người bệnh bắt buộc phải dùng oxy hỗ trợ trên chuyến bay.
Chỉ số Spo2 dưới 92 sẽ cần bổ sung dưỡng khí oxy nhanh nhất có thể
Đang thở oxy khi ngang mực nước biển: Tiếp tục thở oxy trên máy bay với lưu lượng cao hơn.
Các yếu tố nguy cơ
+ Tăng CO2 máu.
+ FEV1 < 50% dự đoán
+ Hội chứng hạn chế bao gồm cả bệnh nhu mô phổi, bệnh lồng ngực hoặc bệnh cơ hô hấp.
+ Bệnh mạch máu não hoặc bệnh tim mạch.
+ Vừa xuất viện trong 6 tuần trước vì đợt cấp của bệnh phổi mạn hay bệnh tim mạch.
Bước 2: Dự đoán hạ oxy máu trên máy bay:
Nghiệm pháp đi bộ 50m: Là phương pháp cổ điển, dễ thực hiện nhưng kém chính xác và khá bất tiện cho những người bệnh hạn chế khả năng đi lại. Nếu người bệnh không thể hoàn tất đoạn đường 50m hoặc bị khó thở trung bình và nặng (đo bằng thang điểm thị lực), nhiều khả năng những người cần phải thở oxy trên máy bay.
Dự đoán qua phương trình hồi quy:
Có thể ước tính mức paO2 trên máy bay dựa theo 1 trong các phương trình sau đây (đơn vị mmHg):
(1) PaO2 trên máy bay = 0,410 x PaO2 mặt đất + 17,652
(2) PaO2 trên máy bay = 0.519 x PaO2 mặt đất + 11,855 x FEV1 (lít) – 1,760
(3) PaO2 trên máy bay = 0,453 x PaO2 mặt đất + 0,386 x (FEV1 % pred) +2,44
(4) PaO2 trên máy bay = 0,74 + (0,39 x PaO2 mặt đất) + (0,033 x DLCO % P)
Nếu paO2 trên máy bay dự đoán < 50 mmHg, người bệnh bắt buộc phải dùng oxy hỗ trợ trên máy bay. Phương pháp này dễ thực hiện nhưng kém chính xác, thường dự đoán quá mức tình trạng thiếu oxy máu trên máy bay.
Dự đoán bằng nghiệm pháp HAST (Hypoxia altitude simulation test):
– Người bệnh được cho thở hỗn hợp khí nitrogen và oxy với nồng độ oxy là 15,1% hoặc dùng mặt nạ Venturi điều chỉnh ở mức 35% với nitrogen là khí nguồn (các nồng độ oxy này được cho là tương đương với nồng độ oxy ở độ cao 8000 feet).
– Đo khí máu động mạch lần 1 lúc bắt đầu nghiệm pháp, theo dõi liên tục sinh hiệu, SpO2, ECG và các triệu chứng như khó thở, đau ngực.
– Đo khí máu động mạch lần 2 sau 20 phút hoặc ngay khi SpO2 giảm < 85%. Nếu kết quả cho thấy
+ paO2 > 55 mmHg: Người bệnh không cần thở oxy trên máy bay.
+ paO2 < 50 mmHg: Người bệnh bắt buộc phải thở oxy trên máy bay.
+ 50 mmHg < paO2 < 55 mmHg: Người bệnh cần thực hiện một test gắng sức nhẹ như đi bộ, sau đó đo lại khí máu động mạch.
Nghiệm pháp này khá chính xác, tuy nhiên đòi hỏi dụng cụ và ê kíp chuyên môn nên khó thực hiện ở nhiều nơi.
Dự đoán bằng buồng áp suất thấp:
Người bệnh được đưa vào buồng kín, điều chỉnh áp suất khí quyển tương đương với độ cao 8000 feet. Phương pháp này rất chính xác nhưng đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền nên chỉ dùng cho các nghiên cứu.
3.Phương pháp điều chỉnh lưu lượng oxy trên máy bay
Hầu hết các hãng hàng không đều cung cấp lưu lượng oxy trên máy bay từ 2 – 4l/ph. Chọn lựa lưu lượng oxy thích hợp trên máy bay có thể được xác định khi thực hiện nghiệm pháp HAST với liều oxy cần thiết để đưa SpO2 người bệnh > 90%.
Sử dụng máy trợ có thể là giải pháp cấp cứu với người bị bệnh hô hấp
Nếu nghiệm pháp này không được thực hiện, lưu lượng oxy dùng trên máy bay là 2 lít/ phút qua cannula mũi hoặc mặt nạ Venturi 24 – 28% là thích hợp, nếu dùng lưu lượng cao hơn (4l/ph) sẽ làm paO2 cao hơn so với paO2 ngang mực nước biển. Dùng cannula mũi tốt hơn dùng mặt nạ thở oxy thông thường trên máy bay vì khí thở lại có thể làm tăng ứ đọng CO2 ở những bệnh nhân nhạy cảm.
Nếu bệnh nhân đang được thở oxy dài hạn trước đó, lưu lượng oxy khi lên máy bay sẽ là lưu lượng oxy đang dùng cộng thêm 1 – 2 lít/ phút.
4.Phương tiện thở oxy trên máy bay
Các loại bình oxy nén, máy tạo oxy và bình oxy lỏng riêng của bệnh nhân đều không được phép đưa lên máy bay. Một số hãng hàng không thường cung cấp cho hành khách máy tạo oxy dùng pin, một số hãng khác sử dụng bình oxy nén với vật liệu đặc biệt chống lửa và có thể thu phí thêm tùy theo quy định.(TS BS Đỗ thị Tường Oanh BV Phạm Ngọc Thạch).
Theo HAKAWA đối với nhu cầu bổ sung dưỡng khí của người bệnh như thông tin tổng hợp thì người bệnh có thể tự trang bị một chiếc máy tạo oxy vừa để chăm sóc sức khoẻ tại nhà vừa có thể cấp cứu những trường hợp như di chuyển máy bay,…
Trong điều kiện thông thường thì máy tạo oxy HAKAWA có thể tạo 7 lít khí/ phút.
Dung tích khí tạo thành đạt 7 lít/ phút, lưu lượng tùy chỉnh ngay trên màn hình có hiển thị rõ các chỉ số.
Có chế độ cảnh báo an toàn.
Máy thiết kế nhỏ gọn thuận tiện cho việc mang theo khi di chuyển xa, giải pháp chăm sóc sức khỏe tuyệt vời giúp bổ sung dưỡng khí cho người bệnh, hỗ trợ hệ hô hấp làm việc hiệu quả, làm chậm lão hoá, giải tỏa căng thẳng, kéo dài tuổi thọ,….
Chăm sóc sức khoẻ mọi nơi với máy tạo oxy gia đình HAKAWA
Hiện nay máy tạo oxy HAKAWA được bán rộng rãi bạn có thể đặt mua tại website hakawa.vn hoặc gọi tới hotline 0569 999 699 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Trên đây là thông tin chia sẻ về lưu ý khi đi lại bằng máy bay ở người bệnh nền , có bệnh hô hấp. Bên cạnh đó là những chia sẻ về thiết bị hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ máy tạo oxy gia đình HAKAWA sản phẩm cần thiết cho người có bệnh nền nhất là bệnh hô hấp. Mong rằng với tất cả những điều trên sẽ góp phần giúp bạn chăm sóc sức khỏe của mình và những người thân yêu!